Ngày Quốc tế trẻ em gái -11/10: Hiện thực ước mơ giản dị của trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Chương trình truyền thông “Tầm nhìn cho tương lai của trẻ em gái” do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức tại Trường THCS Hà Đông, Hà Nội ngày 7/10. (Nguồn: Hội LHPN)
Chương trình truyền thông “Tầm nhìn cho tương lai của trẻ em gái” do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức tại Trường THCS Hà Đông, Hà Nội ngày 7/10. (Nguồn: Hội LHPN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - nguyên Trưởng Ban Gia đình xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã từng chia sẻ, trong quá trình thực hiện các dự án về trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bà tiếp xúc với nhiều bé gái và nhận thấy mong ước của các em rất đơn giản là được đi học, vui chơi, được sống trong sự yêu thương của gia đình và cộng đồng, được ăn no, mặc ấm…

Trang bị kiến thức để trẻ em gái vượt qua định kiến giới, tảo hôn

Luật Trẻ em hiện hành có quy định 4 nhóm quyền của trẻ em bao gồm quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia. Bốn nhóm quyền này đã và đang được có rất nhiều cải thiện đáng mừng trong việc thực hiện đối với trẻ em nói chung và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng. Theo Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, những năm qua, trẻ em đồng bào DTTS, trong đó có trẻ em gái đã có cơ hội thực hiện quyền được tham gia, bày tỏ ý kiến thông qua nhiều mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề của chính các em như: Diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em, thăm dò ý kiến của trẻ em, Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em, chương trình hoạt động do trẻ em khởi xướng thực hiện… Ý kiến của các em cũng được các cấp lãnh đạo tiếp nhận, triển khai, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tháng 3/2024, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) đã ra mắt 6 câu lạc bộ (CLB) “Nữ sinh mở đường đến tương lai” dành cho nữ sinh DTTS tại 6 trường THPT trên địa bàn tỉnh với mục tiêu nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, giúp các em tự tin đến trường. Trước đó, từ năm 2019, CLB “Nữ sinh mở đường đến tương lai” đã được triển khai tại 22 trường thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam và Trà Vinh.

Theo ông Rad Kivette, Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation, “với hơn 17 năm kiên trì thực hiện chương trình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em yếu thế tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rõ rằng, khi nạn tảo hôn và các định kiến giới còn tồn tại ở các thôn làng DTTS, nữ giới sẽ tiếp tục chịu thiệt thòi trên nhiều phương diện và không có cơ hội phát triển bản thân để vươn lên làm chủ cuộc sống”. Do đó, trong 7 chương trình mà VCF thực hiện trên phạm vi cả nước, CLB “Nữ sinh mở đường đến tương lai” là chương trình đặc biệt quan trọng, có tác động thiết thực góp phần xóa bỏ các định kiến về giới và xóa nạn tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ một phần về cơ sở vật chất cho các trường học nông thôn. Những kiến thức về sức khỏe sinh sản, quản lý tài chính, kỹ năng sống và các quyền hợp pháp sẽ là hành trang cho các em nữ sinh trên hành trình thay đổi cuộc sống của chính mình và cộng đồng nơi mình đang sống.

Giúp bé gái thực hiện ước mơ

Trong thời gian qua, tỷ lệ kết hôn sớm của trẻ em DTTS có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao. Báo cáo của Ủy ban Dân tộc miền núi và các nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế cho thấy, tỷ lệ kết hôn sớm của trẻ em đồng bào DTTS là 21,9%, trong đó, bé gái kết hôn sớm là 23,5% và bé trai là 20,1%. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do bất bình đẳng giới, đói nghèo và các hủ tục lạc hậu được truyền từ đời này sang đời khác vẫn còn tồn tại khá dai dẳng ở vùng DTTS.

Thời gian gần đây đã có những tín hiệu đáng mừng khi nhận thức của các bậc cha mẹ ở vùng đồng bào DTTS đang dần thay đổi. “Tôi không thể nào quên hình ảnh ông bố người Mông ở một thôn rất xa xôi của tỉnh Hà Giang ngày ngày đi xe máy, vượt quãng đường xa, hiểm trở lên tận đỉnh Mã Pì Lèng để đưa con đi học. Khi được hỏi tại sao có thể làm được như vậy, anh trả lời: Cuộc sống gia đình khó khăn lắm nhưng con gái rất thích được đi học. Nếu không cho đi thì con khóc nên anh đã cố gắng vượt khó khăn để hàng ngày đưa con đi học. Câu chuyện nhỏ này cho thấy, quyền, ý kiến của các con trong gia đình về vấn đề học tập đã được cha mẹ, người lớn quan tâm hơn”, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai.

Thế nhưng, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm khi tại vùng DTTS, cơ hội học cao lên của các bé gái vẫn chưa được cao như bé trai, nhiều em gái chỉ được học đến cấp hai rồi nghỉ để kết hôn sớm theo yêu cầu của gia đình hoặc phụ giúp công việc nhà, nương rẫy… Hội LHPN Việt Nam đã từng nhận được đơn thư của các bé gái tại Hà Giang thể hiện mong muốn Trung ương Hội hỗ trợ để các em được tiếp tục đi học khi bố mẹ yêu cầu nghỉ học, lấy chồng sớm…

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Với mục tiêu tổng quát là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS.

Là đơn vị được giao chủ trì Dự án 8, các cấp Hội LHPN Việt Nam trên toàn quốc đã đẩy mạnh thực hiện các mô hình, hoạt động như: tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng…

Từ năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm làm Ngày Quốc tế trẻ em gái để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, dinh dưỡng, y tế... thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái. Chủ đề Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2024 là “Tầm nhìn cho tương lai của trẻ em gái”, tin rằng với “Mục tiêu của Dự án 8 là phụ nữ và trẻ em vùng DTTS phải có cuộc sống tốt hơn, bình đẳng hơn”, như nhấn mạnh của Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - bà Hà Thị Nga, tới đây, trẻ em gái nói chung và trẻ em gái vùng DTTS nói riêng sẽ có một thế giới thực sự an toàn và bình đẳng.

Đọc thêm

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Bảo vệ trẻ em trước “bóng ma xâm hại” trêm không gian mạng

Trẻ em dễ trở thành đối tượng bị bạo lực và lạm dụng tình dục trên mạng. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Năm 2016, “Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) từng là hiện tượng mạng nhanh chóng lan rộng ra khắp các nền tảng phổ biến khác trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Snapchat… Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” đưa ra, với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian, cao nhất là tự sát. Đa số những người quản lý và người chơi đều ở độ tuổi đang đi học và đã có rất nhiều đứa trẻ đã chết khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”…

Những bài học đau xót vì “anh hùng bàn phím”

Một trong những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do lực lượng “anh hùng bàn phím” trên mạng chính là các em thiếu niên. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của không gian ảo đang lộ rõ qua vấn nạn bạo lực mạng. Những lời chỉ trích, mỉa mai, hay công kích vô căn cứ từ những “anh hùng bàn phím” không chỉ gây tổn thương mà còn để lại những hậu quả khủng khiếp đối với tâm lý, tinh thần và sức khỏe của nạn nhân, đặc biệt là các bạn trẻ.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khoá XIII) diễn ra sáng 13/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới các cấp Công đoàn, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…