Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12: Người khuyết tật cần phương tiện để có thể cống hiến

Ông Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao Bằng khen cho gương thanh niên “Tỏa sáng nghị lực Việt” 2023. (Ảnh: Đăng Hải)
Ông Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao Bằng khen cho gương thanh niên “Tỏa sáng nghị lực Việt” 2023. (Ảnh: Đăng Hải)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cụm từ “người khuyết tật” vẫn được sử dụng trên thế giới nhưng cái nhìn nay đã khác, nhẹ nhàng hơn. Nhiều ý kiến của chính “người trong cuộc” cho rằng, người khuyết tật không cần thông cảm, họ cần phương tiện để có thể cống hiến.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp với chuyển đổi số” vừa diễn ra trong khuôn khổ chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” 2023. Ông Trịnh Công Thanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật Việt Nam cho biết, trong cộng đồng người khuyết tật (NKT) Việt Nam có nhiều người không kém gì diễn giả khuyết tật nổi tiếng Nick Vuijic. Những tấm gương sáng ấy cũng như kinh nghiệm mà các bạn thanh niên tiêu biểu trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” chia sẻ là thông tin rất hữu ích cho các bạn trẻ khuyết tật nói riêng và các bạn trẻ nói chung trên con đường lập nghiệp.

Những “NickVujic Việt”

Là một trong 35 gương được tuyên dương tại chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” 2023 năm nay, anh Dương Đình Bảo, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ quảng cáo B-ONE (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, anh bị khuyết tật vận động. Dù vậy, anh đã nỗ lực vươn lên, mở công ty truyền thông, quảng cáo, dạy thiết kế đồ họa online miễn phí bằng kênh Youtube B-One Multimedia. Chàng trai trẻ đã hỗ trợ cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk khó khăn có việc làm ổn định. Công ty của Bảo hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương và tặng nhiều suất quà tới trẻ em, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Dương Đình Bảo chia sẻ: “Trước đây, tôi luôn mặc cảm với hai từ khuyết tật. Năm 2015, đang là một người trẻ bình thường, bị tai nạn, tôi hụt hẫng, sau đó đi xin việc nhưng rất khó khăn. Tôi thấy nếu người ta thương mình thì mới nhận, còn lại bị khuyết tật rất khó hoà nhập. Năm 2016, tôi thành lập công ty về thiết kế đồ hoạ, tự chủ phát triển kinh tế và đào tạo, tạo việc làm cho những người đồng cảnh. Hiện nay, kênh Tiktok của công ty có hàng chục nghìn người theo dõi. Nay, công ty có 15 máy đào tạo online và offline. Tôi rất muốn kết nối và nhân rộng mô hình ra các tỉnh, thành khác, để tạo nghề cho NKT, cũng như những người yêu thích đồ họa”.

Chị Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm Nghị lực sống chia sẻ, suốt 20 năm kể từ ngày ra mắt, Trung tâm Nghị lực sống (do cố hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng thành lập) đã đào tạo nghề công nghệ thông tin miễn phí cho gần 2.000 học viên, hằng năm đã hỗ trợ việc làm cho 60 - 70 NKT. Thực tế tại Việt Nam có đến 6,2 triệu NKT nhưng trong số đó rất ít người có công ăn việc làm với thu nhập ổn định. Chị Vân kể, cách đây 17 năm, khi đi đến nhà hàng, các cơ quan, doanh nghiệp tại Hà Nội, chị nhận thấy gần như không có một nhân viên nào là NKT. Việc làm và tạo thu nhập cho NKT vẫn luôn là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam khi một tỷ lệ lớn NKT vẫn đang thất nghiệp. Còn đối với hầu hết số người có việc làm thì công việc bấp bênh, không thuộc thị trường chính thức, thu nhập thấp.

Những trăn trở đó đã thôi thúc chị cùng đội ngũ của Trung tâm Nghị lực sống luôn nỗ lực giúp đỡ, đồng hành, hỗ trợ NKT và người yếu thế hòa nhập toàn diện vào cộng đồng. Chị Vân mong muốn giúp NKT được tự tin khi ra đường, được tiếp cận với giáo dục và sau đó đi làm, tự kiếm thu nhập nuôi sống bản thân, không phải phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ Nhà nước, từ gia đình hay nguồn hỗ trợ từ thiện...

“Hiện nay có hai vấn đề đặt ra trong lĩnh vực đào tạo, đó là cần nắm bắt được xu hướng của thị trường. Không phải chúng ta dạy gì mà phải xem thị trường cần gì để dạy. Không phải thị trường lao động cần gì hôm nay, mà tương lai thị trường cần gì. Câu chuyện đào tạo cái gì rất quan trọng, nên theo tôi chúng ta cũng cần thay đổi, kể cả “cách giải ngân”, tập trung vào việc đào tạo cái gì”, chị Vân cho biết. Theo chị, dạy không khó mà đầu ra mới khó. Để cạnh tranh với thị trường, chúng ta phải đầu tư dài hạn.

Giúp NKT tự tin trong cuộc sống

Theo chị Vân, trong việc đào tạo cho NKT, đừng nên có tâm lý “ăn xổi”, vội ra đi làm, mà cần học cho đàng hoàng. Nếu chỉ được hỗ trợ 3 tháng, nhiều NKT chưa học được gì nhiều để đi làm. Do đó, theo chị, cần tăng học nghề tối thiểu 6 tháng. Theo quy định, doanh nghiệp NKT, nhận trên 30% NKT là được miễn thuế. Thực tế có thể có tới 50% số NKT song nhiều người không xin được giấy xác nhận NKT, vì đi xin giấy gặp nhiều trở ngại trong thủ tục hành chính. “Khi Vân làm Trung tâm, mở không đứng tên được mà phải thuê vì không có bằng đại học. Trên giấy tờ không có tên mình. Vân mất 10 năm mới được đứng tên chính thức ở doanh nghiệp của mình”, chị Vân cho biết.

Cũng liên quan tới việc xin giấy tờ xác nhận, anh Công Thanh cũng mất khá nhiều thời gian đi lại. Anh nói dù là một luật sư, nhưng cũng thấy quá vất vả với hành trình xin giấy xác nhận khuyết tật này. Chưa kể tới nhiều người sẽ rất nản không đợi xác nhận tới cùng.

Thực tế, khi còn nhỏ, nhiều phụ huynh vì nhiều lý do sẽ không xác nhận con mình khuyết tật. Vì thế, khi trưởng thành họ mới đi làm giấy tờ sẽ khá vất vả. Hiện nay trên thế giới, NKT là người bình thường. Các nước họ vẫn gọi NKT nhưng cái nhìn đã khác - nhẹ nhàng, thoải mái hơn nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng, NKT không cần thông cảm, họ cần phương tiện để cống hiến. Bởi nếu có điều kiện để họ theo đuổi con đường học tập sẽ có mức lương tốt hơn. Đồng thời, cần có một trang web cho NKT, để họ có thể được hướng dẫn về các văn bản, thủ tục, cơ hội học tập, nghề nghiệp…

Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh Hà Nam chị Nguyễn Thị Xuân, với 15 năm tham gia công tác xã hội, giúp đỡ những người đồng cảnh, kiến nghị về các chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên khuyết tật, cần có những hỗ trợ thực chất về công nghệ số, để NKT khởi nghiệp, hòa nhập với xã hội...

Bà Đinh Thị Thụy, Trưởng phòng NKT, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên khuyết tật đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những người bình thường khác. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung và nền kinh tế số nói riêng đã mở ra những cơ hội mới giúp họ có thể bước qua những rào cản nắm bắt các cơ hội, phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập và đóng góp cho xã hội. Những ngành như lập trình, thiết kế đồ họa là lĩnh vực nổi trội và được các nhà tuyển dụng săn đón. Điều đó có nghĩa NKT có trình độ, chuyên môn ở các lĩnh vực trên sẽ cơ hội có việc làm khá cao. “Để không lãng phí nguồn nhân lực này, bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho NKT ở các địa phương, trường lớp thì các công ty, tổ chức cũng cần chia sẻ thông tin về việc làm cho NKT. Hai bên cùng có sự trao đổi sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Các trung tâm việc làm có thể tổ chức các chương trình như triển lãm sản phẩm của NKT, Ngày hội việc làm... mở ra môi trường để cả NKT cũng như doanh nghiệp hiểu rõ về nhau hơn”, bà Thụy gợi mở.

Đọc thêm

Đưa công tác gia đình đi vào chiều sâu, hiệu quả

Giá trị của gia đình được xác định là một trong 4 giá trị quan trọng cần được ưu tiên để xây dựng trong tình hình mới. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy, một trong những mấu chốt của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác gia đình nói chung, xây dựng hệ giá trị gia đình nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu ở các tỉnh, thành, địa phương. Bài học kinh nghiệm chính là nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó phong trào xây dựng gia đình phát triển và mang lại kết quả tốt.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.