Ngày Pháp luật: Muốn triển khai hiệu quả, cơ quan nhà nước phải làm gương

(PLO) - Đó là ý kiến của ông Ngô Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia trao đổi với PLVN về việc thực hiện Ngày Pháp luật.
Ông nhìn nhận thế nào về ý nghĩa của Ngày Pháp luật đối với đời sống nhân dân? 
- Năm nay là năm thứ hai Ngày Pháp luật (NPL) được triển khai theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Như chúng ta đã thấy, NPL có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. 
Ông Ngô Ngọc Thành
Ông Ngô Ngọc Thành
Qua đó, góp phần 
nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. NPL cũng là dịp để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Do vậy, có thể khẳng định NPL là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.  
Ở Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Ngày Pháp luật được triển khai như thế nào cho phù hợp và hiệu quả, thưa ông? 
- Với quan điểm muốn NPL được triển khai thực chất và hiệu quả thì trước hết các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể phải làm gương, Trung tâm Lý lịch tư pháp xác định NPL phải trở thành nền nếp thường xuyên. Chúng tôi yêu cầu mỗi cán bộ, công chức phải xác định rõ vị trí làm việc của mình để đề cao tinh thần trách nhiệm. Mỗi cán bộ, công chức không chỉ có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật mà còn phải có ý thức tìm hiểu, quan tâm đến các luật mới được Quốc hội thông qua, những dự án luật đang được Quốc hội thảo luận, xin ý kiến nhân dân, không chỉ tìm hiểu để biết mà còn để vận dụng vào công việc của mình một cách phù hợp.
Đối với cán bộ, công chức khi thực thi pháp luật, nếu những quy định của pháp luật đã hết hiệu lực mà anh không biết, vẫn áp dụng thì rất nguy hại. Bởi vậy, hưởng ứng NPL không chỉ là cập nhật các quy định pháp luật mới mà còn phải biết đến những văn bản đã hết hiệu lực để tránh tình trạng luật hết hiệu lực rồi mà vẫn đưa vào áp dụng. 
Việc triển khai Ngày Pháp luật năm nay được gắn với quá trình triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, ông mong muốn điều gì trong ngày này? 
- Ngày Pháp luật năm nay có ý nghĩa rất quan trọng vì năm 2014 là năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi. Tôi cho rằng, để người dân hiểu và nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp thì bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến những quy định mới của Hiến pháp đến nhân dân thì các cơ quan chức năng cũng phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc thống nhất cách hiểu tinh thần và nội dung của Hiến pháp để từ đó có sự thống nhất trong cách vận dụng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp thành các luật, văn bản dưới luật. 
Muốn làm được điều này, tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tăng cường giải thích Hiến pháp, trước tiên là cho các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai, cụ thể hóa Hiến pháp vào cuộc sống.  
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…