Ngày mai, gió gần tâm bão số 1 có thể giật cấp 13

Vị trí tâm bão và đường đi bão số 1 đêm 30/6.
Vị trí tâm bão và đường đi bão số 1 đêm 30/6.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới: Phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 107,0 đến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực này đều nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn...

22h ngày 30/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 22h ngày 1/7, vị trí tâm bão ở khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 390km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 116,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực này đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Rủi ro thiên tai cấp độ 3.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 22h ngày 2/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 107,0 đến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực này đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Rủi ro thiên tai cấp độ 3.

Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22h ngày 3/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 22,9 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 - 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có xu hướng suy yếu dần.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao 5-7m, biển động dữ dội. Khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình cần đề phòng sóng lớn kết hợp triều cường gây ngập úng ở vùng trũng, thấp.

Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.