Ngày làm việc thứ 10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12: Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững; vùng nông thôn quá khó khăn

(HPĐT)- Hôm qua 1-11, Quốc hội  thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

(HPĐT)- Hôm qua 1-11, Quốc hội  thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

 

Ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn phát biểu ý kiến Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn phát biểu ý kiến

Ảnh: TTXVN

Nông thôn còn quá nhiều khó khăn

 

Đa số đại biểu cho rằng, Báo cáo của Chính phủ nêu khá toàn diện về thành tựu đạt được như tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu, chi ngân sách, cải cách hành chính đến các lĩnh vực xã hội và khẳng định cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu đề ra cho năm 2010, góp phần hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, tạo tiền đề cho đất nước phát triển trong những năm tới. Báo cáo cũng chỉ ra 6 yếu kém, trong đó có vấn đề nông nghiệp, nông thôn.

 

Đại biểu Nguyễn Hữu Nhị (Nghệ An) cho rằng, nông dân đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhất, là những người  nghèo nhất của xã hội. Người làm nông nghiệp đang nảy sinh tâm lý chán ruộng vì thu nhập quá thấp, việc làm của thanh niên nông thôn đang là bài toán nan giải. Nguyên nhân do ruộng đất manh mún, giá nông sản bấp bênh, an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí đầu tư sản xuất lớn. Đồng nhất với ý kiến này, đại biểu Võ Minh Phương (Lâm Đồng), Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt hơn trong điều hành và kiểm soát giá, nhất là sử dụng quỹ bình ổn giá, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất, tăng cường hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 

Nợ công cần được kiểm soát chặt chẽ

 

Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao và chỉ số lạm phát ở mức 8,64% và 2 tháng cuối năm có thể tiến tới 2 con số. Như vậy, tăng trưởng kinh tế mà đời sống nhân dân không tăng thì chất lượng tăng trưởng thấp.

 

Nêu ý kiến về một số chỉ số liên quan đến chất lượng tăng trưởng, trong đó có chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư đang kéo chỉ số tăng trưởng của Việt Nam với chất lượng rất hạn chế. Nếu tính mức đầu tư phát triển là 41% theo như báo cáo của Chính phủ, để có được 6,7% tăng trưởng thì chỉ số ICOR là 6,2%, ở khu vực công có thể lên đến 10%. Như vậy nước ta là một trong những nước có chỉ số đầu tư công  khá cao. Điều này chứng tỏ tăng trưởng và đầu tư công khá  bức xúc mà Quốc hội cùng Chính phủ tập trung  giải quyết.

 

Cũng về vấn đề nợ công, theo báo cáo nợ Chính phủ là 44,5%, trong đó nợ nước ngoài  42,2%. Tuy nhiên, theo đại biểu, nếu tính đúng, tính đủ theo Luật Đầu tư công, chỉ số nợ đầu tư công còn cao hơn. Bởi chưa tính hết đến các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay, nợ trái phiếu Chính phủ của doanh nghiệp mà Chính phủ sẽ phải bảo lãnh. Do vậy, nợ công của Việt Nam đang tiệm cận đến những vấn đề không an toàn.

 

Các khoản nợ của các dự án không tạo ra giá trị gia tăng là khá nhiều, bởi vay nợ làm ra giá trị gia tăng hiện nay thấp thì hiệu quả xã hội thấp, đồng thời chất lượng trả nợ sau này cũng rất khó khăn. Hiện nhiều dự án vay vốn của doanh nghiệp Nhà nước mang lại hiệu quả thấp, chưa nói là làm mất  khá nhiều vốn, làm tiềm ẩn những nguy cơ. Bên cạnh đó, khoản nợ nước ngoài 42,2%, nhưng trượt giá so với các đồng tiền khác khá lớn kéo theo khoản nợ hàng tỷ USD đối với nền kinh tế. Cần đặt khoản nợ công vào sự kiểm soát đặc biệt của Quốc hội và Chính phủ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao hơn.

 

Tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp

 

Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân(Khánh Hoà) cho rằng: Năm 2010, cả nước phát sinh 112.063 vụ khiếu nại, tố cáo, trong đó có 2.103 vụ việc nhiều người khiếu nại so với cùng kỳ năm 2009, số vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 17%, số lượng dân khiếu nại tăng 23%; tình hình khiếu nại, tố cáo còn nhiều diễn biến phức tạp, số lượng vụ việc, số lượng công dân, số đoàn khiếu nại, tố cáo đông người, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo đều tăng, trong đó liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 66,9%. Tình trạng né tránh, đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn ra phổ biến, người dân đi khiếu nại, tố cáo muốn đến nhiều nơi, gửi đơn khắp từ cơ sở đến Trung ương, nhưng cơ quan đại diện Nhà nước giải quyết theo thẩm quyền không đồng ý với các giải quyết cơ quan chức năng, đơn của người dân đi khiếu nại, tố cáo đi lòng vòng, lợi ích hợp pháp của người dân chưa được giải quyết thỏa đáng. Chính phủ cần quy định chế độ tiếp công dân, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu các cơ quan, các địa phương đối với công dân.

 

Quốc hội và đại biểu phải chịu trách nhiệm

 

Những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vinashin nhận được nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội khiến phiên thảo luận thêm sôi nổi. Những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vinashin được Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Hồ Nghĩa Dũng và Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền giải đáp, song nhiều đại biểu băn khoăn về trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Vui mừng với thành tựu kinh tế-xã hội của đất nước năm 2010, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) băn khoăn trước “sự sụp đổ” của Tập đoàn Vinashin, “trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng”. Nhưng ngoài lãnh đạo Vinashin còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này. Cần xử lý nghiêm vụ việc này  mới thể hiện được sự công minh của pháp luật, đưa hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững và lấy lại được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Liên quan đến vấn đề thanh tra, đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) cho rằng: Quá trình làm luật, nhất là Luật Thanh tra (sửa đổi) cần giao trách nhiệm cụ thể, tránh bị chồng chéo với cơ chế. Quốc hội khóa tới nâng cao tính chủ động, không giao nhiều việc cho Chính phủ.

 

Liên quan đến Tập đoàn điện lực Việt Nam, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, Phạm Thị Loan, Lê Văn Cuông cho rằng: Đây là doanh nghiệp Nhà nước độc quyền sản xuất, phân phối trên 60% sản lượng điện của cả nước. Khi thiếu điện không ai nhận trách nhiệm. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt quyết tâm đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Song tình trạng thiếu điện diễn ra triền miên, đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, báo cáo trước Quốc hội để sớm khắc phục tình trạng thiếu điện, đáp ứng nhu cầu, năng lực của nền kinh tế đất nước.

 

Một số đại biểu đề nghị các bộ nhận trách nhiệm trong quản lý các tập đoàn. Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng: Thủ tướng bận trăm công nghìn việc nhưng sao Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý trực tiếp 19 tập đoàn, các tổng công ty 91, thành lập các trường đại học... Đại biểu Lê Thị Dung(An Giang) cho rằng, Quốc hội và các đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm khi biểu quyết về chính sách, về luật pháp, vấn đề điều hành các tập đoàn, tổng công ty trong quản lý vốn và tài sản của Nhà nước và hiến các giải pháp khắc phục những vấn đề của các tập đoàn hiện nay.

 

Hôm nay 2-11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

 

Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng:

Năm 2011, đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế biển  và có những giải pháp, chỉ tiêu cụ thể để tập trung xử lý những vấn đề  ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng thiếu điện, ách tắc giao thông, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, đầu tư thỏa đáng cho nông nghiệp, nông thôn, chấn chỉnh, nâng cao đạo đức xã hội, tăng cường kỷ cương phép nước.

Hiện lượng hàng qua cảng Hải Phòng ngày một tăng, hệ thống giao thông chưa đáp ứng yêu cầu nên gây ách tắc, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh khu vực sông Hồng.

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.