Ngày đức Phật thành đạo - chúng sanh hướng về nẻo giác

Ngày đức Phật thành đạo - chúng sanh hướng về nẻo giác
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 8/12 (âm lịch) là ngày đức Phật thành đạo. Theo quan niệm của Phật Giáo,  ngày Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày Đức Phật từ một con người thế gian trở thành xuất thế gian, từ con người mê thành con người giác, là ngày Đức phật đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

Nguồn tư liệu cổ xưa kể lại rằng: Năm 623 TCN, tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ (hiện nay là vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ), Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, là một vị Thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da đang trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.

Ngay lúc sinh ra, Thái Tử đã có đầy đủ hảo tướng, 1 tay chỉ lên trời, 1 tay hướng xuống đất. Các nhà tiên tri cho rằng Thái Tử sẽ trở thành hoặc một đại đế hay một bậc giác ngộ. Vua cha Tịnh Phạn không muốn con đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để cho tiếp xúc với cảnh khổ, bao bọc Thái Tử trong cung vàng điện ngọc, cho kết hôn với công chúa Da-du-đà-la.

Năm lên mười, nhân ngày lễ Tịch Điền, Thái Tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy. Thay vì vui với ảnh xuân, Thái Tử nhìn sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng cõi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nhìn qua.

Ngài thấy người nông phu và trâu bò phải làm việc cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Khi những luống đất lật lên, lộ giun dế côn trùng, chim chóc nhảy vào tranh nhau ăn tươi nuốt sống. Cũng trong lúc ấy, trong bụi rậm người thợ săn đang nhắm bắn những con chim, và trong khu rừng gần đấy, bọn hổ báo đang rình bắt người thợ săn. Thật là một cảnh tương tàn tương sát, không phút giây nào ngừng.

Ngày đau đớn ngẫm rằng: Chỉ vì miếng ăn để sống mà người và vật dùng đủ mọi phương kế để giết hại lẫn nhau, hẳn sự sống là khổ.

Một lần khác, Ngài xin phép vua cha đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân. Ra đến cửa Ðông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy lần từng bước ngập ngừng như sắp ngã. Ðến cửa Nam, Ngài thấy một người ốm nằm trên cỏ, đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng. Ðến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái xác chết nằm giữa đường, ruồi nhặng bu bám, trương phình lên. Ba cảnh khổ già, bệnh, chết, cộng thêm cảnh tượng tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đã chứng kiến hôm lễ Tịch Điền, khiến Ngài đau buồn, thương xót chúng sinh vô cùng.

Tới cửa Bắc, gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Thái Tử trong lòng nảy sinh một niềm cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài vội vã đến chào và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp: “Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, cầu thoát khổ, viên thành chính giác để phổ độ chúng sinh đều được giải thoát”.

Câu trả lời của vị tu sỹ như hóa giải được những trăn trở bấy lâu của Thái Tử. Ngài vui mừng trở về cung xin vua cha cho mình xuất gia.

Vua Tịnh Phạn không đồng ý với yêu cầu của Thái tử. Thái tử bèn yêu cầu vua cha 4 điều, nếu vua giải quyết được thì Ngài hoãn việc đi tu, chuyên tâm chăm dân, trị nước.

Bốn điều ngày yêu cầu vua cha là: Làm sao cho con trẻ mãi không già? Làm sao cho con khoẻ mãi không bệnh? Làm sao cho con sống mãi không chết? Làm sao cho mọi người hết khổ?

Vua cha vô cùng bối rối, không giải quyết được điều nào cả, chỉ biết tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc Thái tử trong “cung vui”.

Trong khi đó với Thái Tử, lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa. Lòng Ngài nặng trĩu tình thương chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Thái Tử càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài.

Đêm mùng 8 tháng 2 âm lịch, Thái Tử ra lệnh cho người hầu là Xa-nặc dắt con ngựa Kiền-trắc ra khỏi tàu ngựa. Trước khi đi, Thái Tử đến trước phòng Thái phi và người con trai đang ngủ thiếp. Thái tử hé cửa nhìn vào, Thái Tử rất yêu thương vợ con, nhưng đối với nhân loại đang đau khổ bất hạnh, lòng thương xót của Thái Tử lại còn da diết hơn. Ngài càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài. Sau đó, Thái Tử một mình lên ngựa ra đi, vượt khỏi hoàng thành, theo sau chỉ có người hầu Xa-nặc

Năm ấy Thái Tử tròn 19 tuổi, Ngài từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, từ bỏ cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một vị vương giả.

Khi tới bờ sông Anoma, Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Xa-nặc và lệnh cho Xa-nặc trở về. Thái Tử một mình ra đi, với bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo.

Chân không, đầu trần, Ngài bình thản bước đi giữa nắng nóng cũng như trong sương đêm lạnh giá. Ngài không nơi ở cố định. Khi thì ngồi dưới bóng cây, khi thì nằm nghỉ qua đêm trong một hang đá, tất cả mọi năng lực và ý chí của Ngài đều hướng tới lý tưởng cao cả tìm ra chân lý tối hậu, lý lẽ của sống và chết, ý nghĩa của nhân sinh, của cuộc đời, con đường dẫn tới giải thoát và cõi Niết bàn bất tử.

Sáu năm tu khổ hạnh không có kết quả, Ngài quyết ngồi thiền dưới cội Bồ đề với lời thề nguyện: “Nếu ta ngồi đây mà không tìm ra đạo lý nhiệm mầu, không tìm ra lẽ huyền vi của vũ trụ vạn pháp thì dù thịt nát, xương tan, ta quyết không rời bỏ chỗ này.”

Sau 49 ngày đêm ngồi tĩnh tọa dưới cội Bồ đề chuyên sâu vào thiền quán, tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, Ngài đã chiến thắng nội chướng lẫn ngoại ma, đến canh một Ngài chứng Túc mạng Minh, canh hai Ngài chứng được Thiên nhãn Minh. Đến canh ba, Ngài quán chiếu sâu thẳm của vô thỉ vô minh, thấu tột cội nguồn các pháp, tâm Ngài hoàn toàn giải thoát khỏi Dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), Hữu lậu (ô nhiễm sự luyến ái của đời sống) và Vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh), dứt hẳn sanh tử luân hồi, khổ đau vạn kiếp. Đạt đến đó Ngài chứng được Lậu tận Minh.

Đêm đó, một cơn mưa vần vũ trút xuống. Khi cơn mưa và sấm sét dần tạnh, nhìn sao mai mọc cũng là lúc Ngài hoàn toàn chứng được Tam minh, thành tựu Chánh đẳng Chánh giác và thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni. Năm ấy Ngài 35 tuổi, ngày mùng 8 tháng Chạp năm 584 TCN.

Phật tử mang ơn ngài, ngày 8/12 âm lịch hàng năm là ngày ghi nhớ Đức Phật thành đạo, Phật tử mọi miền có các hành động thiết thực tưởng nhớ Ngài.

Tưởng nhớ ngày Phật thành đạo cũng là dịp để Phật tử biết con đường gian khổ của Đức Phật đã đi.

Ngày nay, Bồ đề tọa nơi đức Phật thành đạo đã trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, được tổ chức UNESCO công nhận; và là một trong bốn Tứ Động Tâm hay bốn Thánh tích quan trọng nhất của người Phật tử khắp năm châu. Trong tiếng Anh, người ta chỉ dùng chữ Holy Places (tức Thánh địa) để chỉ cho nơi này chứ không có từ tương xứng như từ Tứ Động Tâm. Tứ Động Tâm có nghĩa là những nơi khiến cho người nào một khi tới đó tâm người đó xúc động, tâm trí xao động, hướng thiện nhiều hơn là nghĩ tới việc ác.

Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo

1. Ý nghĩa thứ nhất của Thành đạo nói lên rằng con đường đi đến giải thoát là Trung đạo.

2. Ý nghĩa thứ hai là bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này.

3. Ý nghĩa thứ ba, nội dung của Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ (đoạn diệt Mười hai nhân duyên), hay đoạn trừ Mười kiết sử.

4. Ý nghĩa thứ tư, có sự kiện Thành đạo có nghĩa là vô minh, ái, thủ... không thực có, hay không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh, không thuộc thực tại.

5. Ý nghĩa thứ năm, đức Phật thành đạo có nghĩa là các pháp được nhìn dưới cái nhìn vô chấp thủ, được thấy thoát ly các tướng hay Vô ngã tướng.

6. Ý nghĩa thứ sáu, Thành đạo là trở về Thật pháp, trở về “Vô sinh”, “Tịch diệt”, đi ra mọi nghĩa đối đãi của thường, đoạn, khứ, lai, hữu, vô, sinh và diệt.

7. Ý nghĩa thứ bảy, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường thoát khổ, một niềm tin thoát khổ.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.