Ngày đầu Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023: Đề thi vừa sức thí sinh, có tính phân hóa cao

Đề thi năm nay không khó, nhưng cũng không dễ đạt điểm cao.
Đề thi năm nay không khó, nhưng cũng không dễ đạt điểm cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hôm nay (29/6), hơn 1 triệu thí sinh bước vào ngày thi cuối với môn thi Khoa học Tự nhiên (Hóa, Lý, Sinh) và Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Công dân) vào buổi sáng, buổi chiều thí sinh thi Ngoại ngữ. Ngày 28/6, thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ Văn và môn Toán - đề thi vừa sức, có tính phân hóa cao…

Phụ huynh, thí sinh bớt hồi hộp

Theo Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT TP Hà Nội, thí sinh lớn tuổi nhất tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hội đồng thi Hà Nội là thí sinh sinh năm 1970 (53 tuổi). Hà Nội có 189 điểm thi với hơn 100.000 thí sinh tham gia dự thi, cũng là địa phương có số lượng thí sinh lớn nhất cả nước.

Sau ngày thi đầu tiên, nhiều phụ huynh cũng như thí sinh thở phào nhẹ nhõm. Tại điểm thi THPT Phan Đình Phùng cũng như các điểm thi tại Hà Nội, đa số phụ huynh đều nóng lòng chờ con suốt buổi thi. Chị Hải Yến chia sẻ: “Tâm lý của một phụ huynh đưa con đi thi, tôi không thể tránh khỏi lo lắng. Vào buổi sáng thì gia đình dạy từ 5h sáng để chuẩn bị đồ ăn cho con, dù nhà chỉ cách điểm thi khoảng hai cây số. Đến buổi chiều, tôi và cháu đã bớt run hơn, thấy tâm lý con thoải mái, tôi cũng an tâm”.

Chị Dung có em trai là một thí sinh tự do cho biết: “Trên Hà Nội có mỗi mình tôi, nên tôi muốn đến cổ vũ cho em trong ngày thi đầu tiên. Tôi mong rằng, em sẽ có kết quả thật tốt, đỗ vào ngôi trường mơ ước của mình”. Em Trần Đức Dương (19 tuổi, thí sinh tự do), là em trai của chị Dung, cho biết: “Đề thi năm nay không quá khó. Ở môn Toán có ba câu cuối là dạng mới, trong ngân hàng đề thi em thấy lạ, còn lại thì em hoàn thành tương đối tốt. Em dự đoán là em sẽ được khoảng 8.8 điểm”. Được biết, trước đây, Dương học Y, sau đó em đi nghĩa vụ Công an và hiện quay trở lại thi.

Ở môn Văn, tại điểm thi Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội). Em Linh Chi (Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Hà Nội) cho biết, đề thi có hai câu, một câu nghị luận văn học vào tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, đây là đoạn trích mà em thích và thấy có ý nghĩa nhất trong tác phẩm. Còn câu nghị luận xã hội vào chủ đề “Cân bằng cảm xúc”, theo Linh Chi, đây là câu hỏi tương đối khó, cần thí sinh phải có trải nghiệm thực tế. Linh Chi cho biết, em rất thích câu nghị luận xã hội “mở” như vậy, để em có thể vận dụng kinh nghiệm sống và tư duy sáng tạo của mình: “Với đề thi như năm nay, em đánh giá là khó hơn các năm trước, em hy vọng mình được 8 điểm trở lên”.

Em Nguyễn Linh (Trường GDTX Cầu Giấy) cho biết: “Đề thi Văn tương đối khó, em làm bài không được tốt như mong muốn. Em hy vọng vào những bài như “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, hoặc “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề Văn em chỉ làm được hết 40% khả năng của mình, hy vọng các bài sau em sẽ hoàn thành bài tốt hơn nữa”.

Đề thi không “làm khó” nhưng không dễ đạt điểm cao

Nhận xét về đề thi Văn năm nay, các thầy cô cho biết, đề thi vừa sức, có tính phân loại cao, sẽ rất ít điểm 9 - 9,5.

Cô Phạm Thị Thu Phương - giáo viên môn Ngữ văn tại Tuyensinh247.com cho biết, học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5 - 6 đủ bảo đảm để xét tốt nghiệp, học sinh khá có thể đạt được trên dưới điểm 7, học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.

Câu 1 (Phần II) đưa ra vấn đề “sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống” liên quan đến nội dung của văn bản đọc hiểu trong phần I. Đây là tư tưởng đạo lí gần gũi, quen thuộc, không xa lạ với học sinh nên cũng không “làm khó” các em.

Câu 2 yêu cầu học sinh phân tích một đoạn trích ngắn trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đây là một đoạn trích hay, tiêu biểu, có nhiều ý nghĩa, học sinh sẽ dễ dàng tạo lập hệ thống luận điểm và phân tích được những tầng nghĩa ẩn sau câu chữ. Đó là cái nhìn sắc sảo để phơi bày hiện thực xã hội những năm trước cách mạng, nhưng cũng chan chứa tình yêu và niềm tin về khả năng kì diệu của con người khi bị đẩy đến bờ vực, cách mạng chính là con đường sáng dẫn lối. Những học sinh khá, giỏi, có năng lực phân tích và khả năng diễn đạt tốt sẽ dễ dàng đạt được 4,0 điểm trở lên cho câu này. Nhìn chung, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có tính phân loại học sinh cao. Học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kỹ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.

Ở môn Toán, thầy Lê Bá Trần Phương, giáo viên Toán tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đánh giá, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2023 tương đồng với đề minh hoạ của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, trong đề vẫn có một số câu hỏi mới lạ, mang tính thử thách dành cho những thí sinh muốn lấy điểm tuyệt đối. Đề thi bám sát cấu trúc và dạng thức của đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây với 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của lớp 12 và 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11.

Theo thầy Phương, đề thi năm nay có độ khó nhỉnh hơn so với năm 2022. Khoảng 45 câu hỏi trong đề (90%) là các dạng bài quen thuộc, học sinh đã được làm quen trong quá trình ôn tập. Ngoài ra, đề thi có các câu hỏi vận dụng cao, cực khó, có tính phân loại cao như câu 43, câu 50… (mã đề 124). Học sinh cần có tư duy tốt để có thể xác định hướng giải, đồng thời kết hợp nhiều kiến thức liên chuyên đề để có thể giải quyết các câu hỏi này. Theo thầy Phương, đề Toán năm nay có sự phân hóa ở nhóm các câu hỏi cuối, phổ điểm sẽ dao động ở mức 6 - 7 điểm, số lượng điểm 10 dự đoán không nhiều.

13 thí sinh vi phạm Quy chế thi

Chiều tối 28/6, Thường trực Ban Chỉ đạo kỳ thi cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho biết, toàn quốc có 63 Hội đồng thi, gồm 43.032 phòng thi. Số TS đăng ký dự thi: 1.007.403. Số TS đến dự thi: 1.003.699, chiếm tỷ lệ 99.63%. Số thí sinh vi phạm Quy chế thi là 13 (buổi sáng Ngữ văn 11, buổi chiều Toán 2).

Về việc ảnh chụp đề thi môn Văn xuất hiện trên mạng vào khoảng 8h ngày 28/6/2023, Bộ GD-ĐT đã nắm bắt thông tin và chuyển thông tin cho Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an vào cuộc xác minh. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Thông tin trên không ảnh hưởng đến kỳ thi vì khả năng tương tác chỉ ở một thí sinh. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT chưa ghi nhận có thông tin giải đề hoặc hướng dẫn giải đề từ bên ngoài vào phòng thi.

Về nghi vấn lọt đề thi môn Toán, Ban Chỉ đạo đã nắm bắt thông tin và chuyển thông tin cho Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an vào cuộc xác minh làm rõ, xử lý theo quy định. Hiện thông tin này không ảnh hưởng đến kỳ thi.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...