Ngày 26/7 sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh trao đổi sau khi dời phòng thi.
Thí sinh trao đổi sau khi dời phòng thi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 8/7, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1.

Tình trạng vi phạm Quy chế giảm

Đánh giá chung về kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho rằng các hội đồng thi đã thực hiện tốt biện pháp phòng chống COVID-19 và triển khai các phương án dự phòng nên xử lý kịp thời các tình huống bất thường, bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng thông tin, trong buổi thi môn Toán xuất hiện thông tin đề thi Toán lọt ra ngoài, Bộ GD-ĐT đã phối hợp Bộ Công an quyết liệt vào cuộc. Hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định được thí sinh này mang điện thoại vào, tại điểm thi trường THPT Lệ Thủy, Quảng Bình. Công an tiếp tục xác minh. Căn cứ vào Quy chế, sẽ xử lý nghiêm túc. Bộ sẽ thông tin tiếp khi có kết luận. Ông Mai Văn Trinh cho rằng, với đề thi Toán là tình trạng lọt đề (sau khi bóc đề niêm phong, bắt đầu làm bài) chứ không phải lộ đề (trước khi bóc đề niêm phong, thí sinh chưa làm bài).

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, kỳ thi năm nay khá đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ GD-ĐT thời gian qua đã phối hợp cùng các bộ, ngành địa phương để làm sao có một kỳ thi đạt mục tiêu kép, vừa an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo chất lượng, an toàn, kỳ thi đúng Quy chế.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đánh giá, trong 2 ngày thi, đánh giá bước đầu kỳ thi hoàn thành đúng nhiệm vụ, số lượng thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm Quy chế đã giảm đi rất nhiều.

Tại họp báo, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi diễn ra trong bối cảnh nhiều thách thức đó là dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Tại một số điểm thi như TP HCM, Phú Yên, Đồng Tháp xuất hiện F0 (là thí sinh và cán bộ coi thi) đều được xử lý nhanh chóng, đúng kịch bản, ứng xử phù hợp, không có bất ngờ. Các thí sinh đã được đưa ra phòng riêng, tuân thủ đúng yêu cầu chống dịch. Ông Trinh đánh giá đây là nỗ lực rất lớn trước thách thức của dịch COVID-19.

Cho đến nay chất lượng đề thi được đánh giá vừa sức, không đánh đố thí sinh, phần giảm tải không đưa vào đề thi, sự phân hóa của đề thi phù hợp. Kỳ thi kết thúc với tâm lý thoải mái, vui vẻ cho thí sinh. Về chất lượng đề thi năm nay, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng khẳng định toàn bộ đề thi đến nay được bảo mật tuyệt đối.

Theo ông Trinh, thí sinh được tuyên truyền để thực hiện tốt Quy chế. Số lượng thí sinh vi phạm Quy chế đến mức đình chỉ thi giảm, có 18 em, thấp hơn so với các năm trước. Năm nay, số lượng thí sinh bị đình chỉ thi là 18 thí sinh, trong khi năm 2020 là 38 thí sinh, năm 2019 là 71 thí sinh.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, thí sinh thuộc diện F0 đều được đặc cách tốt nghiệp. Tuy nhiên, các em chưa thể tham gia xét tuyển đại học. Do đó, nếu các thí sinh này có nguyện vọng, các em có thể tham gia kỳ thi đợt 2 và nhiều phương thức xét tuyển.

Với thí sinh đợt 2, các em sẽ chung đợt xét tuyển đại học để đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Theo đó, ngay từ ngày 9/7, nhiều địa phương sẽ bắt đầu chấm thi. Hiện đã có đại diện Thanh tra Bộ sẵn sàng giám sát khâu chấm thi tại các địa phương. Theo ông Trinh, ngày 26/7 sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1.

Các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1.

Đề thi vừa sức

Trong ngày thi cuối cùng đợt 1 (8/7), từ 7h35, các thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (gồm ba môn thi thành phần là Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài tổ hợp Khoa học Xã hội (gồm các môn thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Thời gian làm bài của bài thi tổ hợp là 150 phút. Thí sinh được chọn đăng ký dự thi một trong hai bài thi tổ hợp này.

Buổi chiều, từ 14h30, các thí sinh làm bài thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được chọn dự thi một trong 7 ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn. Số lượng thí sinh thi Tiếng Anh chiếm đa số.

Trong số các môn thi, Ngoại ngữ là môn có kết quả thi khác biệt lớn giữa nhiều vùng miền. Tỉ lệ điểm cao tập trung ở các đô thị, vùng có điều kiện dạy học ngoại ngữ phát triển. Các thí sinh cho biết đề thi Tiếng Anh vừa sức, thở phào nhẹ nhõm sau môn thi cuối.

Theo đánh giá của nhiều thí sinh, bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội vừa sức, bài Khoa học Tự nhiên phân loại cao. Đề thi năm nay có sự phân hóa rõ rệt, đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp hầu hết có thể đảm bảo được số điểm đỗ. Tuy nhiên, với những thí sinh dự thi đại học, nhất là ở các trường có điểm đầu vào cao cần nắm chắc kiến thức mới có thể “ăn điểm”.

Đề thi năm nay được các em đánh giá tính phân loại cao hơn các năm trước. Với các thí sinh trung bình có thể làm được 5-6 điểm, những bạn học chuyên sâu thì 8-9 điểm.

Về bài thi tổ hợp Xã hội, các thầy cô Hệ thống Giáo dục HOCMAI đưa ra nhận xét: Mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội: Địa lí; Lịch sử và Giáo dục công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố. 75% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo, 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao dùng để phân hóa thí sinh.

Đơn cử ở môn Giáo dục công dân, mức độ căn cứ vào tỉ lệ cấp độ nhận thức tương đương đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2021, tuy nhiên về độ khó thì nhỉnh hơn đề tham khảo, xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính thời sự như về dịch COVID-19, cá độ bóng đá... Câu hỏi thuộc phần lớp 11 có độ khó cao hơn. Phần kiến thức lớp 12 trải đều cả 9 chuyên đề, học sinh cần học đồng đều, tránh học tủ…

Về bài thi Khoa học Tự nhiên, các thầy cô Hệ thống Giáo dục HOCMAI cũng cho biết: Mỗi môn thi thành phần Vật lí, Hóa học và Sinh học vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố.

Trong đó, các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (90%). Khoảng 60-70% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 30-40% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Nhiều địa phương dừng thi do ảnh hưởng dịch COVID-19

Trong đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 này, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không thể dự thi là 23.569, chiếm tỷ lệ 2.31%. Do đó, 23.569 thí sinh này sẽ thi đợt 2 vào thời gian phù hợp.

Cụ thể, tỉnh Bắc Giang đã dừng việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại điểm thi Trường THPT Lạng Giang số 3. Cụ thể, tại Điểm thi này có tổng số 472 thí sinh với 20 phòng thi. Còn tại Khánh Hòa, 404 thí sinh ở TP Nha Trang cũng phải dừng thi tốt nghiệp THPT năm 2021 từ sáng 8/7 do liên quan ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, có 238 thí sinh tại 10 phòng thi ở điểm thi Trường THPT Phạm Văn Đồng và 166 thí sinh tại bảy phòng thi ở điểm thi Trường THCS Võ Thị Sáu. Số thí sinh này sẽ được chuyển sang thi đợt 2.

Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cũng cho biết, sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng (ngày 8/7), khoảng 500 thí sinh và cán bộ coi thi ở 2 điểm thi đang áp dụng giãn cách xã hội ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) sẽ được lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi rời khỏi điểm thi. Trường hợp nghi mắc Covid-19 từng lưu trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.