Ngày 26/6, ca mắc COVID-19 mới giảm còn 557 ca

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm còn 557 ca, tại 32 tỉnh, thành phố; Số khỏi bệnh là 7.300 ca, gấp 14 lần số mắc mới; Tiếp tục không có F0 tử vong.

Tính từ 16h ngày 25/6 đến 16h ngày 26/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 100 ca so với ngày trước đó) tại 32 tỉnh, thành phố (có 476 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (177), TP Hồ Chí Minh (32), Bắc Ninh (32), Phú Thọ (26), Quảng Ninh (21), Nghệ An (21), Bắc Kạn (20), Quảng Bình (18), Lào Cai (16), Vĩnh Phúc (14), Thái Nguyên (14), Tuyên Quang (14), Đà Nẵng (14), Thanh Hóa (12), Thái Bình (12), Thừa Thiên Huế (12), Sơn La (11), Nam Định (11), Ninh Bình (11), Yên Bái (11), Quảng Trị (10), Hà Nam (10), Hòa Bình (9), Lâm Đồng (6), Hải Dương (6), Cao Bằng (6), Điện Biên (3), Hưng Yên (2), Khánh Hòa (2), Lai Châu (2), Quảng Nam (1), Bến Tre (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (-32), Bắc Ninh (-21), Phú Thọ (-19). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+20), Thừa Thiên Huế (+12), Hà Nội (+8).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 680 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.743.448 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.490 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.735.681 ca, trong đó có 9.646.997 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.038), TP. Hồ Chí Minh (610.018), Nghệ An (485.531), Bắc Giang (387.719), Bình Dương (383.796).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.300 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.649.814 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 27 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca, thở máy không xâm lấn: 0 ca, thở máy xâm lấn: 2 ca, ECMO: 0 ca.

Từ 17h30 ngày 25/6 đến 17h30 ngày 26/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.515.650 mẫu tương đương 85.826.353 lượt người.

Trong ngày 25/6 có 345.608 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 229.551.802 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 204.374.077 liều: Mũi 1 là 71.497.997 liều; Mũi 2 là 68.857.639 liều; Mũi 3 là 1.509.269 liều; Mũi bổ sung là 14.975.052 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 44.337.523 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 3.196.597 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.868.412 liều: Mũi 1 là 8.973.185 liều; Mũi 2 là 8.615.166 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 280.061 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 7.309.313 liều: Mũi 1 là 5.617.257 liều; Mũi 2 là 1.692.056 liều.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...