Ngày 22/6 ghi nhận 888 ca COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều tối 22/6 Bộ Y tế cho biết có 888 ca mắc COVID-19 mới tại 43 tỉnh, thành phố; tăng 140 ca so với hôm qua.

Các ca nhiễm mới đều ở trong nước, gồm 747 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (149), Hải Phòng (88), Đà Nẵng (61), Nghệ An (51), Bắc Ninh (50), Yên Bái (45), Phú Thọ (34), Quảng Ninh (28), Lào Cai (26), Vĩnh Phúc (25), TP. Hồ Chí Minh (25), Quảng Bình (22), Sơn La (17), Bạc Liêu (16), Hà Giang (15), Thái Bình (15), Hà Nam (15), Thái Nguyên (15), Ninh Bình (14), Hà Tĩnh (14), Bắc Kạn (13), Hòa Bình (12), Hải Dương (11), Nam Định (11), Thanh Hóa (11), Tuyên Quang (11), Quảng Trị (10), Lâm Đồng (9), Đồng Tháp (9), Cao Bằng (8 ), Bến Tre (7), Thừa Thiên Huế (7), Bắc Giang (7), Điện Biên (6), Cà Mau (6), Hưng Yên (6), Bình Định (5), Lạng Sơn (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Gia Lai (2), Bình Phước (1), Lai Châu (1), Hậu Giang (1).

Sở Y tế Ninh Thuận đăng ký bổ sung 58 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-40), Lào Cai (-16), Quảng Ngãi (-12).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+86), Đà Nẵng (+46), Bạc Liêu (+16).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 698 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.739.855 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.417 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.732.088 ca, trong đó có 9.620.020 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.376), TP. Hồ Chí Minh (609.897), Nghệ An (485.407), Bắc Giang (387.718), Bình Dương (383.796).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.657 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.622.837 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 33 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 25 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca, thở máy không xâm lấn: 0 ca, thở máy xâm lấn: 4 ca, ECMO: 0 ca.

Từ 17h30 ngày 21/6 đến 17h30 ngày 22/6 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.401 mẫu tương đương 85.824.629 lượt người.

Trong ngày 21/6 có 388.269 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine xin đã được tiêm là 226.741.624 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 202.837.043 liều: Mũi 1 là 71.491.764 liều; Mũi 2 là 68.838.767 liều; Mũi 3 là 1.508.290 liều; Mũi bổ sung là 14.969.505 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.790.861 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 2.237.856 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.548.748 liều: Mũi 1 là 8.962.023 liều; Mũi 2 là 8.586.725 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 6.355.833 liều: Mũi 1 là 5.279.734 liều; Mũi 2 là 1.076.099 liều.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...