Ngày 16/6 ca COVID-19 mới giảm còn 774

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 16/6 của Bộ Y tế cho biết có 774 ca mắc mới tại 44 tỉnh, thành, giảm gần 100 ca so với hôm qua. 

Các ca nhiễm mới đều ở trong nước, giảm 92 ca so với ngày trước đó.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (145), Đà Nẵng (48), Nghệ An (45), Bắc Ninh (42), Vĩnh Phúc (36), TP. Hồ Chí Minh (31), Lào Cai (30), Phú Thọ (28), Quảng Ninh (27), Yên Bái (27), Bắc Kạn (20), Nam Định (20), Hải Phòng (20), Hà Nam (19), Tuyên Quang (18), Thái Nguyên (18), Quảng Bình (18), Hưng Yên (16), Thái Bình (16), Ninh Bình (14), Sơn La (14), Quảng Trị (13), Hải Dương (13), Hà Giang (11), Lai Châu (10), Hòa Bình (10), Lạng Sơn (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Thanh Hóa (7), Cao Bằng (6), Lâm Đồng (6), Bắc Giang (5), Điện Biên (5), Khánh Hòa (3), Gia Lai (3), Bến Tre (3), Phú Yên (2), Bình Dương (2), Đồng Tháp (2), Bình Thuận (1), Bình Định (1), Bình Phước (1), Quảng Nam (1), An Giang (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-103), Quảng Bình (-14), Phú Thọ (-12).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+22), Đà Nẵng (+15), Hà Giang (+11).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 764 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.734.925 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.383 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.727.159 ca, trong đó có 9.580.288 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.518), TP. Hồ Chí Minh (609.751), Nghệ An (485.180), Bắc Giang (387.648), Bình Dương (383.794).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.835 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.583.105 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 41 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 36 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca, thở máy không xâm lấn: 0 ca, thở máy xâm lấn: 3 ca, ECMO: 0 ca

Từ 17h30 ngày 15/6 đến 17h30 ngày 16/6 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.079 mẫu tương đương 85.823.637 lượt người

Trong ngày 15/6 có 480.686 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 224.618.268 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 201.565.489 liều: Mũi 1 là 71.488.085 liều; Mũi 2 là 68.825.867 liều; Mũi 3 là 1.507.422 liều; Mũi bổ sung là 15.024.928 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.251.900 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.467.287 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.510.814 liều: Mũi 1 là 8.952.753 liều; Mũi 2 là 8.558.061 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.541.965 liều: Mũi 1 là 4.834.559 liều; Mũi 2 là 707.406 liều.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Đọc thêm

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.