Ngành Tư pháp Hải Phòng đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số

Điểm cầu tại TP Hải Phòng.
Điểm cầu tại TP Hải Phòng.
(PLVN) - Đó là thông tin được ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng chia sẻ bên lề Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác tư pháp năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ 2021-2026. 

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu Trung ương tại Hà Nội và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, TP. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chỉ đạo hội nghị.

Nhiều chuyển biến tích cực

Năm 2023, Hải Phòng quyết tâm đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, công tác tư pháp, bám sát chương trình, kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2025. Các mặt công tác tư pháp đều có chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của TP, của ngành Tư pháp.

Hải Phòng đã xây dựng các Đề án, Kế hoạch công tác và đề xuất nhiều giải pháp có giá trị để thực hiện tốt công tác tư pháp phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Trong đó, tập trung triển khai Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP hàng năm của Chính phủ; các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới...

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng.

Trên cơ sở Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp, UBND TP đã ban hành Kế hoạch công tác tư pháp năm, nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó xác định rõ từng nội dung công việc trọng tâm, thời hạn thực hiện, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp... Do vậy, công tác tư pháp của TP đã được triển khai một cách chủ động ở cả 3 cấp và tiến hành đồng bộ ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm.

Trong năm 2023, Hải Phòng đã ban hành 66 văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách đặc thù của TP và quy định chi tiết các nội dung Trung ương giao; công bố 117 văn bản hết hiệu lực, quyết định bãi bỏ 08 văn bản quy phạm pháp luật góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Sở Tư pháp đã xây dựng 50 số Phụ trương Pháp luật phát hành đều kỳ vào thứ Năm hàng tuần cùng Báo Hải Phòng; thực hiện 10 phóng sự phát thanh, truyền hình; phát hành 18 loại tờ gấp pháp luật;... Công tác xây dựng cấp xã chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào nền nếp với 209/217 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Sở Tư pháp cũng tham mưu, hướng dẫn việc áp dụng pháp luật để giải quyết 230 vụ việc khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án,... góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư trên địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hóa tổ chức, hoạt động bổ trợ tư pháp, hiện nay, Hải Phòng có 470 người có chức danh bổ trợ tư pháp hoạt động tại 176 tổ chức bổ trợ tư pháp, thực hiện trợ giúp pháp lý được 1.002 vụ việc, công chứng 133.232 việc, chứng thực 421.527 việc, giám định tư pháp 4.981 việc...

Hoạt động tư pháp tại Hải Phòng có nhiều chuyển biến tích cực.

Hoạt động tư pháp tại Hải Phòng có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, ngành Tư pháp đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, đã và đang thực hiện hiệu quả 07 phần mềm, cơ sở dữ liệu; hơn 90% thông tin chỉ đạo, điều hành được xử lý trên môi trường mạng; tích cực triển khai thực hiện Đề án "Số hóa Sổ hộ tịch lịch sử", đã rà soát, phê duyệt được hơn 2.6 triệu dữ liệu (đạt 100%), chuyển vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hơn 2 triệu dữ liệu (đạt 76%) khối lượng Đề án; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công chứng; toàn TP đã thực hiện chứng thực 66.951 bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia; …

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tư pháp TP Hải Phòng vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Trong đó, tiến độ thực hiện xây dựng, trình ban hành văn bản QPPL vẫn còn chậm so với yêu cầu. Nhiều văn bản phải hoãn, lùi do phải chờ văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương. Trong điều kiện còn khó khăn về nguồn lực thì việc hoàn thành các nhiệm vụ này còn khó đáp ứng được yêu cầu.

Việc đánh giá tác động của văn bản là nội dung khó nên việc báo cáo đánh giá tác động chưa đạt yêu cầu, do đó, ảnh hưởng nhiều đến quá trình soạn thảo, thẩm định và trình ban hành văn bản QPPL.

Thêm nữa, việc chia sẻ, kết nối và khai thác dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn rất hạn chế, cơ bản mới thực hiện một chiều ở việc nhận dữ liệu, chưa có chiều khai thác ngược lại đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác ảnh hưởng không nhỏ đến lộ trình thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp, thực hiện liên thông các thủ tục hành chính theo Đề án số 06 của Chính phủ.

Phó chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam tại hội nghị.

Phó chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam tại hội nghị.

Vẫn còn tình trạng cấp phiếu LLTP chậm. Nguyên nhân xuất phát từ việc quy định về thời gian giải quyết cấp Phiếu LLTP theo Luật LLTP hiện nay chỉ phù hợp với những trường hợp người được cấp Phiếu không có tiền án, tiền sự. Còn đối với trường hợp người được cấp Phiếu có tiền án, tiền sự cần xác minh làm rõ thông tin án tích hoặc các điều kiện đương nhiên xóa án tích thì thời hạn quy định như hiện nay là không đủ để thực hiện xác minh tại các cơ quan liên quan như Tòa án, Thi hành án dân sự, Công an, Trại giam .... Số lượng hồ sơ các cơ quan chậm trả lời, không trả lời dẫn đến chậm thời hạn cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho công dân chiếm 0,8%, tức quá hạn 250 hồ sơ.

Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng nêu quan điểm: Để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, Hải Phòng đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Từ đó, có hướng dẫn về mô hình pháp chế tại các sở, ban, ngành cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với đó, Hải Phòng cũng đề nghị Bộ Tư pháp sớm rà soát tổng thể pháp luật về lý lịch tư pháp và các quy định có liên quan của pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách về lý lịch tư pháp bảo đảm phù hợp tình hình mới và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024, Hải Phòng xác định một số giải pháp chủ yếu, trong đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, lề lối làm việc, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; trong đó chú trọng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, có tính khả thi cao, tránh chồng chéo, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Hải Phòng cũng xây dựng kế hoạch kịp thời triển khai tổ chức thực hiện các Luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến hoạt động của ngành; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý việc ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, tham gia xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật.

Để triển khai hiệu quả công tác tư pháp, Hải Phòng xác định nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra và thi đua khen thưởng bảo đảm linh hoạt là vô cùng quan trọng. Từ đó, ngành Tư pháp khắc phục những hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản, hộ tịch, LLTP đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ có hiệu quả yêu cầu quản lý nhà nước.

Ngoài ra, Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đối số trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường sử dụng các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu hỗ trợ trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Tin cùng chuyên mục

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Đọc thêm

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.