Ngành tôm Bạc Liêu: Biến khát vọng thành hiện thực

(PLVN) - Bạc Liêu đang tập trung dồn sức đầu tư hạ tầng các vùng nuôi, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, để biến khát vọng sớm thành hiện thực, đó chính là đưa tỉnh trở thành “Thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước”.

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng, có lợi thế là vùng đất đan xen nước mặn và nước lợ, với tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh đến nay hơn 136 ngàn ha, trong đó có hơn 1 ngàn ha nuôi theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kín ứng dụng công nghệ cao, có thể cho năng suất từ 120 đến 150 tấn/1ha mỗi năm.

Tỉnh Bạc Liêu còn là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL và đứng thứ 02 cả nước, với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỷ con giống, chiếm đến 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước. 

Khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của Công ty Việt Úc - Bạc Liêu
Khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của Công ty Việt Úc - Bạc Liêu

Với lợi thế trên, tỉnh Bạc Liêu đã xác định con tôm là lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, theo đó tỉnh đã tập trung đầu tư, phát triển các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và chế biến xuất khẩu. Nhờ được sự ủng hộ của TW, sự quan tâm của ngành chức năng, nhanh nhạy trong nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất của bà con nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp, mà những năm qua sản lượng tôm của tỉnh không ngừng phát triển.

Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Hiện nay, trên toàn tỉnh đã có 12 công ty, đơn vị, cùng các hợp tác xã và gần 330 hộ dân đã và đang nuôi trên tổng diện tích đất hơn 2 ngàn ha, với gần 1 ngàn ao nuôi áp dung theo các mô hình công nghệ cao có năng suất hơn 150 tấn/ha/năm.

Điển hình như Công ty nuôi tôm công nghệ cao Bạc Liêu, thuộc địa bàn xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, có tổng diện tích đất 50 héc ta, nằm liền kề Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Đây là công ty áp dụng mô hình nuôi tôm tiên tiến, với 2 giai đoạn, mỗi ao nuôi có diện tích 1 ngàn 600 mét vuông, qua 120 ngày nuôi có thể thu hoạch đạt sản lượng từ 8 đến 9 tấn tôm.

Đặc biệt, năm 2019 sản lượng tôm của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước tới nay 155 ngàn tấn (trong đó tôm nuôi 143 ngàn tấn), chiếm gần 18% sản lượng tôm của cả nước, góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 700 triệu USD.

Theo sở NN&PTNT, kết quả trên chính là tiền đề quan trọng để tỉnh thực hiện thắng lợi vụ tôm nuôi năm 2020. Đến nay, người nuôi tôm và các doanh nghiêp nuôi tôm qua mô trên địa bàn tỉnh đã minh chứng rỏ nét cho sự thành công của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao”. 

Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu
Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu

Ông Phạm Hoàng Minh - Giám đốc Ban quản lý, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu cho biết: “Tỉnh Bạc Liêu xác định Ngành nông nghiệp nằm trong 05 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao là mũi nhọn. Năm 2017, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu. Đến 2025, Tỉnh Bạc Liêu sẻ là Trung tâm Ngành công nghiệp tôm của cả nước. Để thực hiện mục tiêu, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã thực hiện gần xong xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn I. 

Để chuẩn bị giai đoạn II, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang xây dựng cơ chế chính sách cho các Doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học… hoạt động trong Khu công nghệ cao; đề xuất mức thu phí sử dụng đất đã qua xây dựng hạ tầng trong Khu công nghệ cao; xây dựng các tiêu chí, để tuyển chọn Dự án của các Doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Ông Phạm Hoàng Minh - Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu
Ông Phạm Hoàng Minh - Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu

Ngành tôm là mũi nhọn kinh tế của tỉnh, nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh là hướng đi đúng đắn mở đường, từ các doanh nghiệp và lan tỏa đến bà con nông dân, để từ đó đưa đời sống của nhân dân ngày càng sung túc hơn. Để biến thực hiện khác vọng trên thành hiện thực tỉnh Bạc Liêu đã triển khai kế hoạch và cụ thể hóa từng bước đi vững chắc, theo từng giai đoạn cụ thể và tiến đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia về con tôm Việt Nam, gắn với việc đảm bảo ổn định đầu ra trên thị trường xuất khẩu thế giới - là khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành tôm.

Thu hoạch tôm ứng dụng công nghệ cao của Công ty Việt Úc
Thu hoạch tôm ứng dụng công nghệ cao của Công ty Việt Úc

Chính vì vậy, các Doanh nghiệp với sự tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng đã và đang liên kết và hỗ trợ nông dân thực hiện thành công từ khâu hướng dẫn kỷ thuật nuôi và hỗ trợ đầu ra cho tôm thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tinh thần và đời sống của người dân.

Mùa xuân mới đã về, Người dân nuôi tôm Bạc Liêu đang thu hoạch một mùa tôm mới nhiều thắng lợi, thành quả và những bước đi đột phá để Bạc Liêu sớm trở thành “Thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước”./.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.