Ngành Tòa án cần áp dụng đồng bộ các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng

(PLVN) - Sáng 6/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu chỉ đạo như trên khi tới dự Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành Tòa án năm 2020 do TANDTC tổ chức.

Tham dự Hội nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành.

Về phía TANDTC có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình các Phó Chánh án TANDTC và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc TANDTC

Giải quyết được 89,2% số án thụ lý

Năm 2019, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC đã chỉ đạo các Tòa án tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác xét xử nên đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu cơ bản đề ra. 

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị 

Từ ngày 1/12/2018 đến ngày 30/11/2019, các tòa án đã thụ lý 554.269 vụ việc, đã giải quyết được 494.403 vụ việc (đạt tỷ lệ 89,2%), số vụ việc còn lại hầu hết trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa án là 1,13%, giảm 0,03% so với cùng kỳ năm 2018, đáp ứng được yêu cầu Quốc hội đề ra. 

Tổng số vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải giải quyết là 15.797 vụ, trong đó, TANDTC có 2.724 vụ, các TAND cấp cao có 13.073 vụ. TANDTC đã giải quyết được 1.815 vụ (đạt 66,6%), TAND cấp cao giải quyết được 6.361 vụ (đạt 48,6%), không có vụ việc nào quá thời hạn theo quy định của pháp luật.

Trong năm qua, ngành Tòa án đã tập trung thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn; về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. TANDTC đã tập trung chỉ đạo giải quyết các đơn kêu oan, hiện chỉ còn một số ít trường hợp có đơn kêu oan có mức phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đang được liên ngành tư pháp Trung ương phối hợp xem xét, giải quyết.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự Hội nghị

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự Hội nghị

Sang năm 2020, ngành Tòa án đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm cũng như vi phạm pháp luật. 

Đồng thời, chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính. Khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn xét xử do nguyên nhân chủ quan của tòa án; phấn đấu không để xảy ra việc xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. 

Bên cạnh đó, sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự. Tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm đúng pháp luật, chặt chẽ, rõ ràng, khả thi…

Biểu dương TANDTC đã đề ra 14 giải pháp đột phá

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng xét xử và những kết quả mà ngành Tòa án đã đạt được trong năm 2019.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị 

Trong bối cảnh số lượng các vụ án phải thụ lý mỗi năm tăng hơn 10%, nhưng ngành Tòa án vẫn phải tinh giản biên chế theo yêu cầu chung, TANDTC đã đề ra 14 giải pháp đột phá và tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện. 

Nhờ vậy, tỷ lệ giải quyết án đạt cao, chất lượng ngày càng được nâng lên, hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản theo nghị quyết của Quốc hội. Trong quá trình xét xử, Tòa án đã đề cao nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử, suy đoán vô tội và các nguyên tắc tố tụng khác; tăng cường tính công khai, minh bạch. Tòa án các cấp đã đóng góp tích cực và hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng…

“Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những thành tích, đóng góp to lớn của các đồng chí, đặc biệt là các đồng chí được nhận những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và TAND tối cao hôm nay. Nhiệm vụ của TAND là rất cao quý: Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cơ bản tán thành với các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tòa án trong năm 2020, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngành Tòa án cần tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Chủ tịch Quốc hội trao Huân chương Lao động tặng các tập thể, cá nhân
Chủ tịch Quốc hội trao Huân chương Lao động tặng các tập thể, cá nhân 

Ngoài ra, phải chăm lo xây dựng Đảng, đóng góp tích cực vào thành công của Đại hội Đảng các cấp, xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ; tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy theo yêu cầu cải cách tư pháp, tăng cường hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính tư pháp.

Đặc biệt, đối với việc xét xử các vụ án tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngành Tòa án phát huy thành quả và kinh nghiệm, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án; áp dụng đồng bộ các biện pháp để có thể thu hồi triệt để tài sản ngay trong quá trình xét xử; chú trọng kiến nghị khắc phục những sơ hở của cơ chế, chính sách, sự buông lỏng trong quản lý cán bộ…

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng Huân chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân của ngành Tòa án.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.