Ngành Thuế sẵn sàng cho tháng cao điểm quyết toán thuế

Ngành Thuế sẵn sàng cho tháng cao điểm quyết toán thuế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (NNT) (Tổng cục Thuế) cho biết, tháng 3 hàng năm là tháng cao điểm ngành Thuế tập trung lực lượng để hỗ trợ NNT rà soát hồ sơ, thực hiện kê khai và làm thủ tục quyết toán thuế (QTT) thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)…

Hỗ trợ trực tuyến là chủ đạo

Năm nay, việc hỗ trợ theo hình thức trực tuyến vẫn được ngành Thuế lấy làm phương thức chủ đạo, vì khả năng truyền tin nhanh và độ bao phủ rộng. Theo đó, Cổng/Trang TTĐT (website) của Tổng cục Thuế và của 63 cục thuế là các kênh chính thức để người nộp thuế (NNT) tra cứu thông tin, tham vấn các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan thuế các cấp.

Ngoài ra, từng cơ quan thuế sẽ có các tài khoản, fanpage riêng mở trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube... để cung cấp thông tin chi tiết cho từng nhóm NNT.

“Tại cơ quan Tổng cục Thuế, tháng 3 hàng năm đều tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến QTT trên Cổng TTĐT ngành Thuế. Chương trình hỗ trợ trực tuyến QTT năm nay sẽ được tổ chức dưới 2 hình thức gồm: hỗ trợ trực tuyến trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn) và thực hiện livestream giới thiệu điểm mới, giải đáp vướng mắc NNT thường gặp khi QTT năm 2022 trên fanpage của Tổng cục Thuế và các trang fanpage của các cục thuế. NNT có thể vào Cổng TTĐT Tổng cục Thuế để đặt câu hỏi, các chuyên gia thuế sẽ trả lời trực tiếp và đăng tải ngay câu trả lời lên cổng” - bà Nguyễn Thị Thu Hà thông tin.

Những điều cần lưu ý

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Công văn số 636/TCT-DNNCN của Tổng cục Thuế, thời hạn QTT TNCN năm 2022 đối với hồ sơ của tổ chức chậm nhất là ngày 31/03/2023; đối với hồ sơ của cá nhân trực tiếp QTT chậm nhất là ngày 30/04/2023 (thường sẽ được tính bù thành ngày 02/05/2023).

Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn số 636/TCT-DNNCN, những đối tượng phải QTT TNCN gồm: tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công: thực hiện QTT thay cho cá nhân có uỷ quyền mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.

Đối với việc ủy quyền QTT TNCN, người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện QTT.

Trường hợp này áp dụng cho cả đối tượng có thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng ở nơi khác và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán với phần thu nhập này.

Cá nhân trực tiếp QTT với cơ quan thuế gồm các đối tượng: Có số thuế phải nộp thuế/nộp thừa đề nghị hoàn/bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ trường hợp số thuế phải nộp thuế sau khi quyết toán của từng năm dưới 50.000 đồng trở xuống; Thuế phải nộp nhỏ hơn thuế đã tạm nộp và không yêu cầu hoàn thuế, bù trừ vào kỳ tiếp theo…; Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày (tính trong năm dương lịch đầu tiên) và từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Người nước ngoài hết hợp đồng làm việc tại Việt Nam QTT trước khi xuất cảnh…

Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN đã quy định một số trường hợp sẽ không phải QTT TNCN.

Đó là: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai QTT TNCN. Nghĩa là, trong kỳ tính thuế TNCN không trả lương, tiền công cho người lao động thì không phải khai QTT TNCN (Riêng trường hợp có trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì vẫn phải khai QTT theo quy định);

Đối với cá nhân trực tiếp QTT với cơ quan thuế, nếu cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống sẽ không phải QTT.

Khi đó, cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ QTT TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế. Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm 5/12/2020 thì không xử lý hồi tố.

Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo cũng thuộc trường hợp không phải QTT TNCN.

Hay cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải QTT đối với phần thu nhập này cũng thuộc trường hợp không phải QTT TNCN.

Ngoài ra, cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động, hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua, hoặc đóng góp cho người lao động, thì người lao động không phải quyết toán đối với phần thu nhập này.

Trường hợp người nộp thuế chậm QTT TNCN, căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm quyết toán mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng.

Ngoài nộp phạt, nếu chậm nộp thì còn phải nộp khoản tiền chậm nộp. Cụ thể: tiền chậm nộp tiền phạt tính theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt nộp chậm.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…