Ngành thuế, Hải quan: Thực hiện hiệu quả tiết kiệm chi thường xuyên

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình ý kiến tại Quốc hội.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình ý kiến tại Quốc hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn đầu tư, Quốc hội ghi nhận, Tổng cục Hải quan và cả Tổng cục Thuế đã triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chi đầu tư, hiện đại hóa là thể hiện sự cố gắng, nỗ lực nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn lực được để lại cho ngành Thuế, Hải quan.

Vừa qua, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội (QH) khóa XV, 480/485 đại biểu QH có mặt tại hội trường (chiếm 96,77%) đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài; điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan và việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.

Phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân sách

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH Nguyễn Phú Cường cho biết, riêng về điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương, có ý kiến đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm bảo đảm các dự án đầu tư công được sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đủ thủ tục theo quy định của pháp luật, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bảo đảm hiệu quả thực tế.

Nhưng báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận định, trong điều kiện các dự án đầu tư của Bộ Tài chính đang thiếu vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, việc điều chỉnh, bố trí vốn để thực hiện các dự án của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan là cần thiết. Theo quy định của Luật Đầu tư công, người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương, địa phương quyết định đầu tư chương trình, dự án chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án được phê duyệt. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư công, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Đặc biệt, trước ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về cơ chế tài chính đặc thù đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, UBTVQH cho hay, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đang được hưởng cơ chế tài chính đặc thù theo Nghị quyết số 1094/NQ-UBTVQH13 ngày 18/12/2015 của UBTVQH. Ngoài Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, còn một số cơ quan khác cũng đang được hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong thực hiện chức năng của ngành mình quản lý. Do vậy, UBTVQH đề nghị cho phép Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan được tiếp tục hưởng cơ chế tài chính đặc thù cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW theo đúng quy định tại Nghị quyết của QH.

Về việc làm rõ các dự án dự kiến bố trí vốn (từ chi thường xuyên) của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan chưa có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2011-2025, UBTVQH cho hay, trong các năm qua, dự toán chi đầu tư giao cho 2 Tổng cục luôn ở mức rất thấp, không bảo đảm tỷ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 1094/NQ-UBTVQH13 (tối thiểu 10%).

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn đầu tư, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đã triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chi đầu tư, hiện đại hóa là thể hiện sự cố gắng, nỗ lực nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn lực được để lại cho ngành Thuế, Hải quan. Vì vậy, mặc dù một số dự án chưa có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân sách, UBTVQH xin QH cho phép điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan để bố trí cho các dự án đầu tư của 2 Tổng cục như đề xuất của Chính phủ.

Đảm bảo phân bổ ngân sách công bằng

Trước đó, giải trình làm rõ nội dung điều chỉnh dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tiết kiệm chi thường xuyên đưa vào chi đầu tư là định hướng tốt, phù hợp với bản chất quản lý, điều hành. Về ý kiến việc phân bổ dự toán có sự ưu ái đối với ngành Hải quan, ngành Thuế hay không, Bộ trưởng cho biết, chế độ đặc thù của các bộ, ban, ngành sẽ thay đổi theo chính sách tiền lương mới nên việc điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan không phải là sự thiên vị.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành là cơ quan điều hành chính sách tài khóa, tập trung tham mưu cho Chính phủ thực hiện quản lý thu ngân sách tốt nhất, một mặt đảm bảo chi thường xuyên, đồng thời hàng năm có kinh phí chuyển cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phân bổ đầu tư công… Vì thế, ngành Tài chính luôn nỗ lực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, kết quả là năm 2022, ngành Tài chính đã điều hành vượt thu gần 400.000 tỷ đồng, giúp lần đầu tiên nước ta có bội thu ngân sách.

Trả lời về nguyên nhân số vốn này không được phân bổ ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, việc bố trí vốn đầu tư là nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhu cầu đầu tư luôn rất lớn trong khi nguồn vốn hạn chế. Bộ trưởng còn nêu thực tế, nhiều tỉnh có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, muốn kiểm soát phải có cơ quan Hải quan nên phải có vốn đầu tư để xây dựng trụ sở. Đơn cử như tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, các tỉnh này đã chủ động đầu tư trụ sở, cơ quan Hải quan, đồng thời bố trí máy móc thiết bị, nhân lực, qua đó năm nay các tỉnh đều có tăng thu ngân sách từ việc kiểm soát tốt hàng hóa xuất nhập khẩu.

Từ những vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, Bộ chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất để hiện đại hóa, đảm bảo ngành Thuế, ngành Hải quan điều hành, quản lý ngân sách tốt nhất. Với những cơ sở vật chất thừa, không sử dụng đến, hai ngành này sẽ trả về địa phương để bố trí cho các cơ quan hành chính của địa phương.

Theo Chính phủ, nhu cầu vốn để bố trí cho các dự án hoàn thành, các dự án chuyển tiếp và các dự án cần thiết, cấp bách của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan trong giai đoạn 2021-2025 là rất lớn. Nhu cầu vốn cho các dự án hoàn thành và chuyển tiếp khoảng 2.000 tỷ đồng. Vì thế, Chính phủ trình QH: giảm dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính 2.268,3 tỷ đồng (trong đó, của Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng) và tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2021 của Bộ Tài chính (trong đó, Tổng cục Thuế là 1.134,8 tỷ đồng, của Tổng cục Hải quan là 1.133,5 tỷ đồng). Đồng thời, cho phép chuyển nguồn số kinh phí này sang năm 2023 để thực hiện đầu tư 95 dự án của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, thời gian giải ngân đến hết ngày 31/12/2024.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.