Ngành Thép “ngược dòng” thắng lớn

Nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam đang thắng lớn. Ảnh minh họa.
Nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam đang thắng lớn. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế thì ngành thép lại đang “ngược dòng”, nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu, lợi nhuận tốt. Dự báo năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm thuận lợi với các doanh nghiệp thép Việt Nam.

“Ăn theo” ngành xây lắp

Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020 vừa qua, dù hầu hết các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì ngành thép vẫn “ăn nên làm ra”. Tổng sản lượng tiêu thụ thép năm 2020 tăng 1,4% so với năm 2019. Có được điều này, theo VSA, có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Chính phủ gia tăng đầu tư công. 

Theo tìm hiểu của PLVN, kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng và phát triển trong năm 2020 là 470.600 tỷ đồng, tăng 10% so với ngân sách năm 2019 và tăng 6% so với giải ngân thực tế năm 2019. Trong 11 tháng đầu năm 2020, giải ngân thực tế đạt 336.000 tỷ đồng, tương ứng 71% kế hoạch năm.

Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã được khởi công, điển hình là các dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam phía Đông, dự án sửa chữa tuyến đường sắt Bắc – Nam từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh; dự án sửa chữa sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và hàng loạt các dự án giao thông quan trọng khác trong cả nước được thực hiện. Ngân sách cho các dự án này lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Rõ ràng ngành thép được hưởng lớn từ việc Chính phủ gia tăng đầu tư công, còn các bộ, ngành và địa phương ra sức thi công các dự án để đạt tỷ lệ giải ngân cao.

Thông tin với PLVN, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, một nguyên nhân khác khiến ngành thép Việt Nam đang tăng trưởng tốt là do dịch Covid-19 khiến việc nhập khẩu thép từ nước ngoài vào gặp khó khăn. Chính điều này khiến thị trường trong nước ít bị cạnh tranh, sản phảm thép các DN trong nước được tiêu thụ tốt.

Cũng theo đại diện Hòa Phát,  2020 là năm mà Hòa Phát đạt lợi nhuận sau thuế rất cao với hơn 13.500 tỷ đồng. Theo đó, riêng quý IV/2020, Hòa Phát ghi nhận 26.166 tỷ đồng doanh thu và 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 43% và 142% so với cùng kỳ năm trước. “Đây là mức lợi nhuận kỷ lục lịch sử trong một quý của Hòa Phát”, đại diện Hòa Phát cho biết.

Lũy kế cả năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 13.506 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất thép đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng của Hòa Phát. Lần đầu tiên thép Hòa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thô trong năm 2020, gấp đôi năm 2019, đồng thời cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 820.000 tấn ống thép các loại tăng 10% so với năm 2019. 

Năm 2020, thép xây dựng Hòa Phát được sử dụng trong nhiều công trình hạ tầng lớn như tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội, vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long), cao tốc Bắc - Nam (đoạn qua Quảng Trị - Huế), cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, Cầu Cửa Hội (Nghệ An), cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Dự án cải tạo sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất…

Triển vọng lạc quan năm 2021

Dự báo, sản lượng thép của Hòa Phát trong năm 2021 tiếp tục tăng trưởng so với 2020 nhờ vận hành lò cao số 4 tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất. Ngay trong tháng 1 vừa qua, Hòa Phát sản xuất 670.000 tấn thép thô, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước.

Một DN nhà nước chuyên sản xuất thép là Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) cũng có một năm kinh doanh khả quan. Theo đó, năm 2020, VNSTEEL sản xuất đạt hơn 2,3 tấn phôi thép; sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt trên 3,2 triệu tấn. Doanh thu thuần của toàn hệ thống VNSTEEL đạt 78.169 tỷ đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Thép Nam Kim cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm qua khi đạt hơn 11.600 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận hơn 295 tỷ đồng – cao gấp 6,3 lần so với năm 2019.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm “gặt hái” của ngành thép Việt Nam khi các dự án xây lắp, giao thông lớn tiếp tục được triển khai, đặc biệt là 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đại dự án sân bay Long Thành...

Cùng với đó, kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng và phát triển trong năm 2021 của Chính phủ đã được phê duyệt là 477.300 tỷ đồng, tăng chút ít với năm 2020. Ngoài ra, ngân sách cộng dồn từ các năm trước và hai tháng cuối cùng của năm 2020 đạt xấp xỉ 841.300 tỷ đồng vốn đầu tư công sẵn sàng giải ngân.

Theo VSA, nhu cầu thép xây dựng trong năm 2021 sẽ tăng từ 3% đến 5%. Đặc biệt, thị trường xây dựng bất động sản trong năm qua khá trầm lắng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được dự báo sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2021 cũng là tín hiệu lạc quan của ngành thép. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh vào Việt Nam, do đó các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tiếp tục được phát triển, xây mới, kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở Tổng Công ty Điện lực miền Nam ngày đầu thành lập. (Ảnh tư liệu)

Dấu ấn những thương hiệu lớn ra đời từ ngày giải phóng

(PLVN) - Năm 1975 không chỉ đánh dấu khải hoàn với ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước mà còn là năm thành lập nhiều đơn vị, công ty, doanh nghiệp - khởi nguồn của hàng loạt thương hiệu quốc gia lớn, hiện đã và đang trở thành trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài cuối: Cần những cơ chế mở hơn nữa

Dự kiến nơi xây dựng vùng lõi Nhà máy điện hạt nhân 2 (thôn Thái An, xã vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) -  Các quyết sách ưu đãi đặc thù với điện hạt nhân (ĐHN) đã có nhưng để có được quy mô ĐHN như tiến độ Chính phủ giao được nhiều chuyên gia cho là sẽ có không ít khó khăn. Vậy cần làm gì để có thể đưa Dự án ĐHN vào hoạt động đúng thời hạn, đóng góp cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung?

Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo lịch nghỉ giao dịch chứng khoán nhân dịp ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.