Ngành mía đường có chịu được "nhiệt" sau một năm hội nhập?

Giá thu mua mía đã tăng đáng kể sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Giá thu mua mía đã tăng đáng kể sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau 1 năm mở cửa hội nhập, ngành mía đường Việt Nam có nguy cơ… sụp đổ khi 30% nhà máy sản xuất phải đóng cửa vì thua lỗ, kéo theo gần 100.000 nông hộ bị ảnh hưởng.

Mất thế chủ động trên sân nhà

Đường là một trong số bốn mặt hàng Việt Nam bảo lưu, duy trì, áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan với hầu hết các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Với Cộng đồng kinh tế ASEAN, đường là mặt hàng có thời hạn cắt giảm thuế lâu nhất.

Thậm chí, Việt Nam xin lùi thời hạn cắt giảm thuế thêm 2 năm so với cam kết ban đầu. Do đó, đến năm 2020, ngành mía đường Việt Nam mới bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) với mức thuế nhập khẩu (NK) 5%.

Ngay năm đầu thực thi, NK đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Sơn Dương cho biết, DN đã có một vùng nguyên liệu trên 10.000ha, hợp đồng với trên 30.000 hộ nông dân với sản lượng đường trên 60.000 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2018-2020, DN đã gặp rất nhiều khó khăn, đến mức diện tích trồng cây mía chỉ còn khoảng 2.000ha, kinh doanh thua lỗ trên 200 tỷ đồng/năm.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trước khi ngành đường mở cửa hội nhập, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Đến tháng 9/2020 chỉ có 30 nhà máy còn hoạt động (trong đó có 17 nhà máy thua lỗ), khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và hơn 93 nghìn nông hộ nông bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Thư ký VSSA cho biết, các nước khác cũng đã hội nhập ATIGA như Việt Nam thì hiện tượng như thế chưa hề xảy ra. Trước Việt Nam, đã có những nước khác bao gồm Thái Lan, Phillipines và Indonesia đã thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010, 2015.

Tuy nhiên, họ hội nhập theo cách khác. Thái Lan hội nhập nhưng không cho NK đường; Indonesia và Phillipines cũng hội nhập, cũng thực thi ATIGA và cũng cho phép NK đường nhưng chỉ NK đường khi nào đường trong nước đã tiêu thụ hết.

Trước thực trạng này, các DN sản xuất đường trong nước đã thu thập thông tin và gửi hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan lên Bộ Công Thương. Ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1578 QĐ-BCT áp dụng mức thuế phòng vệ thương mại (PVTM) 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan NK vào Việt Nam.

Theo đánh giá của VSSA, từ thời điểm bị áp dụng biện pháp PVTM, lượng đường NK từ Thái Lan giảm tới 75%. Điều này làm giảm tốc độ cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước và giúp giá đường sản xuất trong nước tăng lên.

Ngành mía đường sẽ sớm hồi phục?

Ông Nguyễn Văn Lộc khẳng định, biện pháp PVTM áp dụng với mía đường NK từ Thái Lan đã có tác dụng rất rõ ràng. Trước mắt là chặn đứng đà suy thoái của ngành mía đường ngay từ khi bắt đầu công bố điều tra vào (tháng 9/2020). Bởi ngay trong thời kỳ mới điều tra, VSSA đã khuyến cáo các nhà máy nâng giá thu mua mía lên, điều này khiến cho đà giảm diện tích trồng mía... dừng lại. Tiếp theo, giá đường của Việt Nam bắt đầu tiệm cận giá các nước trong khu vực.

“Đến ngày hôm nay, giá mía mà ngành mía đường Việt Nam đang mua cho nông dân bằng giá mua mía của nông dân Indonesia, Philippines. Chúng tôi tự tin nói, giá thu mua mía mà người nông dân Việt Nam đang được hưởng đã cao hơn giá mía người nông dân Thái Lan đang được hưởng”, ông Lộc khẳng định.

Ông Võ Văn Út, đại diện các hộ nông dân trồng mía tỉnh Phú Yên - cho biết, ngay từ đầu niên vụ 2020-2021, khi bắt đầu có thông tin khởi xướng điều tra chống bán phá giá chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ Thái Lan, nhà máy đã tăng giá mua mía của nông dân cao hơn 150.000 đồng/tấn mía so với vụ 2019-2020. Niên vụ 2021-2022, giá thu mua mía đã cao hơn năm trước 100.000 đồng/tấn.

“Chúng tôi rất phấn khởi vì với giá mía này đời sống bà con nông dân sẽ được cải thiện. Nếu giá mía này được duy trì trong thời gian sắp đến, chắc chắn chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng mía hơn nữa”, ông Út chia sẻ.

Ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Sơn Dương cũng khẳng định, trong niên vụ 2020-2021 nếu không có quyết định áp dụng biện pháp PVTM đối với sản phẩm đường NK từ Thái Lan, giúp giá đường trong nước tăng trở lại thì chắc chắn công ty ông cũng sẽ phải đóng cửa và phá sản (trước đó đã đóng cửa 1 trong 2 nhà máy).

“Nếu thị trường tiếp tục ổn định như hiện nay, trong vòng 3-4 năm nữa chắc chắn các nhà máy đường sẽ hồi phục và phát triển”, ông Minh khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.