Ngành may mặc, giày dép của Hải Dương đang gặp “khó”

Mặc dù một số ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhưng nhìn chung khu vực công nghiệp của tỉnh Hải Dương đang đối mặt nhiều khó khăn,thách thức
Mặc dù một số ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhưng nhìn chung khu vực công nghiệp của tỉnh Hải Dương đang đối mặt nhiều khó khăn,thách thức
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện hoạt động sản xuất công nghiệp của nhiều doanh nghiệp ở Hải Dương tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế thế giới hồi phục chậm. Đồng thời Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng cạnh tranh ở các thị trường xuất khẩu chính. 

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5/2023 của tỉnh Hải Dương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 của tỉnh so với tháng trước bằng 103,1%. Trong đó một số ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn có tốc độ tăng cao như sản xuất đồ uống tăng 56,4% (do yếu tố mùa vụ làm nhu cầu tiêu thụ nước giải khát tăng); sản xuất than cốc tăng 16%, sản xuất kim loại tăng 14,7%, sản xuất thiết bị điện tăng 5,2%, sản xuất và phân phối điện tăng 6,5%.

So với cùng kỳ, sản xuất công nghiệp tháng 5 của tỉnh Hải Dương bằng 107,3%. Sản xuất ở một số ngành trọng điểm chưa tăng trở lại đã tác động ngược chiều đến chỉ số chung toàn ngành như: Sản xuất trang phục bằng 88.4%; sản xuất than cốc bằng 86,7%; sản xuất thiết bị điện bằng 59,7%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại bằng 98,9%.

Tuy nhiên điểm sáng từ chế biến thực phẩm (+12,7%); sản xuất xe có động cơ (+23,7%); sản xuất và phân phối điện (+14,5%) đã giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá cao.

Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm sản xuất công nghiệp của Hải Dương bằng 109,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có tỷ trọng lớn, có chỉ số tăng cao tác động nhiều đến chỉ số chung của toàn ngành.

Ngành sản xuất xe có động cơ, sản lượng 5 tháng đầu năm tăng 24,9%, tác động làm chỉ số chung toàn ngành công nghiệp tăng 6,2 điểm%. Trong đó, xe có động cơ chở được từ 5 người trở lên tăng 145,0%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 11,7%.

Ngành sản xuất điện cũng tăng 8,3%, tác động chỉ số chung tăng 1,5 điểm %. Trong đó, mạch điện tử tích hợp tăng 4,3%. Máy kết hợp in, quét, fax, copy…tăng 21,%. Một số dự án mới đi vào hoạt động trong các tháng đầu năm như công ty TNHH Doosan Electro-materials, dự án sản xuất TK Precision Technology Việt Nam, dự án công ty TNHH linh kiện điện tử Wanshih (Việt Nam)…đã góp phần vào mức tăng chung của ngành.

Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 13,7%, tác động làm chỉ số chung tăng 0,8 điểm %. Trong đó, sản phẩm thức ăn chăn nuôi tăng 17,0%. Với việc dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, xu hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn nên nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng khá cao.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,7% làm chỉ số chung toàn ngành công nghiệp tăng 1,1 điểm %. Nhu cầu tiêu thụ điện tăng do thời tiết nắng nóng và các hồ thủy điện thiếu nước. Đồng thời, giá than nguyên liệu đầu vào có xu hướng giảm nên sản lượng (nhiệt) điện sản xuất dự ước có mức tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, một số ngành có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm đã tác động trái chiều đến mức tăng trưởng chung. Đó là: ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại sản lượng 5 tháng đầu năm bằng 100,9% và 98,6%. Do thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các dự án khu dân cư vướng thủ tục pháp lý, kéo theo nhu cầu vật liệu xây dựng không cao. Từ đầu năm đến nay, công ty cổ phần thép Hòa Phát phải ngừng 1 lò cao, công ty TNHH MTV Vicem xi măng Hoàng Thạch cũng ngừng 1 lò sản xuất clanke trong quý I, nên sản lượng thép, xi măng đều giảm lần lượt 0,1% và 2,8%.

Ngành may mặc, giày dép do các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm do tình hình lạm phát, sức tiêu dùng giảm. Trong ngắn hạn chưa có tín hiệu phục hồi. Đồng thời Trung Quốc mở cửa trở lại làm nguồn cung tăng đột biến, trong khi cầu thấp đã gây áp lực lớn lên giá sản xuất hàng hóa…Hầu hết doanh nghiệp may mặc, da giày thiếu hụt đơn hàng, công nhân phải nghỉ việc hoặc làm luân phiên. Sản lượng của 2 ngành này lần lượt giảm 9,3% và 3,8%, tác động làm chỉ số chung giảm 0,7 điểm %.

Bên cạnh đó, sản xuất than cốc cũng giảm 26,8%; tác động làm chỉ số chung giảm 0,3 điểm %. Nguyên nhân do một lò cao luyện thép của công ty cổ phần thép Hòa Phát vẫn đang tạm dừng từ đầu năm.

Ngành sản xuất thiết bị điểm giảm 31,2% làm chỉ số chung giảm 1,2 điểm %. Nguyên nhân là do một doanh nghiệp lớn trong ngành là công ty TNHH Ducar Việt Nam chủ yếu sản xuất máy phát điện để xuất sang Mỹ. Nhưng từ cuối năm 2022 tới nay, thị trường này bị ảnh hưởng bởi lạm phát, số lượng đơn hàng giảm mạnh.

Từ đó tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Hải Dương tại thời điểm 01/5/2023 dự ước bằng 100,6% so với tháng trước, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, số lượng lao động bằng 96,4%.

Nguyên nhân chỉ số sử dụng lao động giảm được đánh giá là do một số ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, giày dép, sản xuất đồ chơi phải cắt giảm lao động do sự thiếu hụt đơn hàng. Một số doanh nghiệp không có việc làm buộc phải cho lao động nghỉ phép luân phiên hoặc cắt giảm lao động.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
(PLVN) -  Ngày 16/11, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1974-2024), chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì, Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn
(PLVN) - Năm qua, công tác nắm tình hình nhân dân và dư luận trong đoàn viên, hội viên và nhân dân được MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) quan tâm thực hiện thường xuyên và kịp thời phản ánh đến cấp ủy, chính quyền giải quyết thỏa đáng, qua đó không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn huyện...

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024
(PLVN) - Ngày 15/11, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ phối hợp với các sở, ban, ngành TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024, với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đây là dịp để TP Cần Thơ nhận diện được các điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Chính ủy Hải quân

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân.
(PLVN) - Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân về một số nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

Xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề tại Lâm Đồng

Người lao động ở Lâm Đồng tìm cơ hội việc làm.
(PLVN) - Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng, quý III/2024, nguồn cung lao động trên địa bàn giảm so với cùng kỳ. Dự báo cuối năm, xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề, đặc biệt trong dịch vụ và nông nghiệp, dịch vụ.