Ngành học 'hot' trong đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là ngành học hot, ngành học đa năng đáp ứng nhiều vị trí công việc và trở thành nghề “đắt giá” trong kỷ nguyên số.

Ngành học “hot” đắt giá trong trong kỉ nguyên số

Cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.

Đại dịch COVID-19 gây nhiều biến động đối với nền kinh tế, vai trò của TMĐT là phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua thương mại điện tử.

Trào lưu mua hàng qua mạng của người Việt đẩy lên cao khi ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này, đã thúc đẩy quá trình can thiệp thương mại điện tử vào các doanh nghiệp truyền thống, từ tài chính, ngân hàng, hàng không, vận tải, du lịch đến sản xuất công nghiệp và sản xuất tiêu dùng… tạo ra hàng chục nghìn công việc mới, đặc biệt là lao động được đào tạo chuyên nghiệp ngành TMĐT.

Thí sinh “đổ xô” đăng ký thi vào ngành TMĐT

Hiện ở Việt Nam, nhiều trường đại học đang đào tạo ngành TMĐT.

Trần Mai Anh (sinh viên năm 2 khoa TMĐT - Trường Đại học Thuỷ Lợi) cho biết: “TMĐT là một ngành rất hot với số điểm đầu vào khá cao nên khi nhận được kết quả trúng tuyển mình thấy rất vui và tự hào. Năm 2020, cũng là năm tuyển sinh đầu tiên của ngành này nên tôi cảm thấy rất tò mò và có chút lo lắng về chương trình đào tạo của trường. Nhưng hiện tại đã vào năm 2 và bắt đầu học một số môn chuyên ngành thì tôi thực sự cảm thấy an tâm vào nội dung đào tạo. Tôi hy vọng các em khoá sau đều sẽ đỗ được nguyện vọng mong ước và luôn tin tưởng vào quyết định của mình”.

Đặng Anh Hiếu – Sinh viên năm 2 trường Đại học Văn Lang cũng chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ hối hận với quyết định chọn học TMĐT. Chuẩn bị thi đại học, tôi thấy TMĐT xuất hiện trên tivi, đài báo nhiều và Nhà nước cũng có chính sách thúc đẩy phát triển. Hơn nữa ngành này mới, cơ hội rộng mở nên tôi chọn. Tôi thấy các môn học chuyên ngành được giảng dạy rất thực tế và cung cấp nhiều kiến thức hữu ích. Tôi thấy hứng thú vô cùng!”

Ông Trần Khắc Thạc – Phó Phòng Đào tạo Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội.

Ông Trần Khắc Thạc – Phó Phòng Đào tạo Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội.

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Trần Khắc Thạc – Phó Phòng Đào tạo Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội cho rằng: “TMĐT, trọng tâm của nền kinh tế số, đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam. TMĐT hiện đại là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ số, với sự hỗ trợ của Internet và mạng di động để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Nhu cầu về nhân lực đối với các lĩnh vực đầy tiềm năng trên rất lớn”.

Nắm bắt xu hướng thời đại, mới đây, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành TMĐT khóa đầu tiên (mã ngành: 7340122), chỉ tiêu dự kiến 50 sinh viên, đào tạo theo hai chuyên ngành: Kinh doanh trực tuyến (Online Business) và Giải pháp thương mại điện tử (E- Commerce Solution).

Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược TMĐT, nghiệp vụ thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử, kiến thức về quản trị kinh doanh, đặc biệt là các nghiệp vụ TMĐT và ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngành học đa năng đáp ứng nhiều vị trí công việc

Không sai khi nói rằng ngành TMĐT có thể mang đến cho người học khả năng đảm đương nhiều vị trí công việc khác nhau, tốt nghiệp ngành TMĐT, sinh viên có thể trở thành "nhân sự vạn năng", đáp ứng nhiều yêu cầu của doanh nghiệp, gồm các vị trí khác nhau.

Cũng theo ông Trần Khắc Thạc, sinh viên tốt nghiệp ngành TMĐT có thể là chuyên viên kinh doanh trực tuyến tại các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực: sản xuất, thương mại, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng...; Chuyên viên tư vấn TMĐT: Hoạch định chiến lược TMĐT, lập kế hoạch kinh doanh TMĐT, quản trị dự án TMĐT; Chuyên viên dịch vụ trực tuyến các cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức nghề nghiệp, xã hội; Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Mặt khác, nhiều bạn trẻ còn tự thành lập công ty, tạo ra những mô hình kinh doanh tinh gọn với chi phí thấp, hiệu quả cao phù hợp với nguồn vốn của mình, hoặc hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh doanh trực tuyến cho gia đình, người thân.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...