Ngành Hải quan tích cực triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa là ô tô nhập khẩu. (Ảnh minh họa)
Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa là ô tô nhập khẩu. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định 199/QĐ-TCHQ về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, Quyết định 33/QĐ-BTC và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 và các văn bản liên quan, Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định 199/QĐ-TCHQ về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, Quyết định 33/QĐ-BTC và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính.

Triển khai hơn 30 nhiệm vụ

Theo đó, Tổng cục Hải quan đã phân công cụ thể cho các đơn vị để triển khai 19 nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì và 13 nhiệm vụ do Bộ Tài chính phối hợp. Cụ thể, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 01/NQ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan triển khai các nhiệm vụ theo phân công. Trong đó, khi triển khai cần cụ thể hóa các nhiệm vụ thành các giải pháp, đề án, công việc, kết quả đầu ra và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về kết quả thực hiện, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Để triển khai 19 nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị được giao chủ trì chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan để tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với 13 nhiệm vụ do các bộ, ngành chủ trì, Bộ Tài chính phối hợp, các đơn vị được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, chủ động theo dõi, nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Tổng cục những nội dung có liên quan.

Ngoài ra, các đề án thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo tiến độ, kết quả xây dựng các đề án đảm bảo theo đúng kế hoạch và yêu cầu đặt ra.

Đáng chú ý, nhằm triển khai nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 425.000 tỷ đồng được Quốc hội giao, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới và trong nước, kịp thời báo cáo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý thuế, đặc biệt trong một số lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch điện tử xuyên biên giới; chống chuyển giá, trốn thuế; quyết liệt thu hồi nợ thuế.

Tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính

Hướng tới mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với thực hiện hiệu quả lộ trình giảm biên chế hàng năm để đến năm 2026 đạt chỉ tiêu giảm 5% biên chế công chức và 10% biên chế viên chức hưởng lương từ NSNN.

Ngành Hải quan sẽ tiếp tục quán triệt và thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11/KH-TW thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Ngoài ra, các đơn vị cần tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030; Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Chú trọng thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách; tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho người dân. Trong đó, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85% các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt trên 90%.

Đồng thời, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2; áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro; bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành; thay đổi phương pháp quản lý từ kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng… Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật hải quan để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại. Đẩy mạnh xây dựng, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...