Ngành Hải quan: Phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định

Toàn ngành đẩy mạnh thực hiện thủ tục hải quan điện tử - (Ảnh T.Bình)
Toàn ngành đẩy mạnh thực hiện thủ tục hải quan điện tử - (Ảnh T.Bình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tổng cục Hải quan (TCHQ) vừa ban hành Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của TCHQ năm 2023. Trong đó nhấn mạnh đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Xử lý trực tuyến tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính

Theo đó, TCHQ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của ngành Hải quan trên cả 2 phương diện: tăng tỷ lệ cung cấp DVCTT và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến thực tế phát sinh. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan.

Tiếp tục rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, loại bỏ các quy định không cần thiết, không còn phù hợp, bảo đảm đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020 theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.

Ngoài ra, TCHQ đặt một số mục tiêu cụ thể như 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình; 100% DVCTT mức toàn trình đủ điều kiện kết nối được tích hợp lên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính; 100% DVCTT mức toàn trình đủ điều kiện kết nối, liên quan tới nhiều người dân, DN được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; các hệ thống thông tin của ngành Hải quan có liên quan đến người dân, DN đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, DN đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1865/QĐ-BTC ngày 13/9/2022 của Bộ Tài chính phê duyệt Đề án đổi mới việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa Bộ Tài chính và Quyết định số 1866/QĐ-BTC ngày 13/9/2022 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC của Bộ Tài chính nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục tổ chức triển khai, vận hành hoạt động Bộ phận một cửa tại TCHQ bảo đảm ổn định.

Đồng thời, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC bảo đảm 100% đúng hạn cho cá nhân, tổ chức; nâng cao mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan Hải quan. Tối thiểu 90% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết TTHC của ngành Hải quan.

100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng DVCTT, tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp. Bảo đảm đạt chỉ tiêu về cung cấp, sử dụng DVCTT trong lĩnh vực hải quan theo Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT của Bộ Tài chính năm 2023 (tỷ lệ TTHC đủ điều kiện được cung cấp DVCTT toàn trình là 100%; tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến là 100%; tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến tối thiểu là 50%).

Đẩy mạnh thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử

Ngành Hải quan nhiều năm nay là đơn vị tích cực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cải cách hành chính, Trong giai đoạn trước (2016 - 2020), TCHQ luôn đứng đầu khối các tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính về chỉ số cải cách hành chính. Quan trọng hơn kết quả cải cách hành chính của ngành Hải quan đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho DN.

Giai đoạn hiện nay (2020 - 2025), ngành Hải quan sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, DN có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

TCHQ thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC, bảo đảm TTHC mới ban hành được đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là TTHC có số lượng, tần suất giao dịch lớn. Bên cạnh đó, TCHQ vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC; tháo gỡ kịp thời các vướng mắc thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, DNđánh giá hiệu quả và đo lường sự hài lòng đối với việc giải quyết TTHC.

Cập nhật của TCHQ đến ngày 15/7 vừa qua, tổng số TTHC trong lĩnh vực hải quan gồm 225 thủ tục, trong đó 219 thủ tục do cơ quan Hải quan thực hiện, gồm: 140 TTHC được cung cấp DVCTT toàn trình; 58 TTHC được cung cấp DVCTT một phần; 21 TTHC được cung cấp thông tin trực tuyến.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.