Ngành Hải quan cần tiên phong chuyển đổi số - Bài 3: Cần sự đồng hành trong tiến trình chuyển đổi số, hiện đại hóa hải quan

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các đại biểu tại gian trưng bày của Tổng cục Hải quan. (Ảnh: PV)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các đại biểu tại gian trưng bày của Tổng cục Hải quan. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông qua Hội nghị và Triển lãm Công nghệ 2023 của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), các cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt xu hướng và thành tựu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hải quan và tạo thuận lợi thương mại. Từ đó, xây dựng sự hiểu biết, chia sẻ, đồng hành cùng với cơ quan Hải quan trong tiến trình chuyển đổi số và hiện đại hóa hải quan.

Tạo ra nhiều thay đổi lớn

Trong bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị và Triển lãm Công nghệ 2023 của WCO (do Tổng cục Hải quan đăng cai tổ chức), Tổng Thư ký WCO Kunio Mikuriya nhấn mạnh, những năm qua, thế giới đã bị ảnh hưởng không nhỏ từ dịch COVID-19. Chúng ta đã thấy được những thay đổi, đặc biệt là tầm quan trọng của cơ quan Hải quan trong chuỗi cung ứng thương mại xuyên biên giới. Ngoài ra, chủ đề chuyển đổi số, công nghệ đã tạo ra những thay đổi lớn trên toàn thế giới.

Vì vậy, Hội nghị và Triển lãm Công nghệ 2023 của WCO là nơi hội tụ các cơ quan Hải quan, cơ quan liên quan, doanh nghiệp (DN) công nghệ, đối tác hải quan được WCO mời tham dự nhằm chia sẻ về công nghệ. Từ đó, các cơ quan Hải quan thành viên có thể xem xét nhu cầu để áp dụng các thành tựu khoa học vào hoạt động thực tiễn. Cơ quan Hải quan áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ đóng góp vai trò quan trọng vào bảo vệ xã hội. Đồng thời, cơ quan Hải quan cũng đóng vai trò không nhỏ vào việc hỗ trợ thông quan hàng hóa trong chuỗi cung ứng toàn cầu qua việc ứng dụng công nghệ. Các DN công nghệ cũng đã cung cấp nhiều giải pháp để cung ứng, hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan Hải quan đạt hiệu quả tối đa.

Về một trong ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị và Triển lãm công nghệ 2023 của WCO đối với Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ chia sẻ, thông qua Hội nghị, các cơ quan Chính phủ và cộng đồng DN có điều kiện nắm bắt xu hướng và thành tựu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hải quan và tạo thuận lợi thương mại. Từ đó, xây dựng sự hiểu biết, chia sẻ, đồng hành cùng với cơ quan Hải quan trong tiến trình chuyển đổi số và hiện đại hóa hải quan.

Công nghệ hỗ trợ tạo thuận lợi thương mại, quản lý hải quan

Trong khuôn khổ Triển lãm, nhiều tập đoàn, công ty công nghệ lớn đã giới thiệu các giải pháp công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực hải quan và thương mại. Cụ thể, về tạo thuận lợi thương mại: giải pháp chuỗi khối trong vận tải, thương mại, dịch vụ (của Cargo X); ứng dụng công nghệ trong dịch vụ cung ứng (của Crimson Logic, Geodis); cơ chế một cửa (của GUUD International); ứng dụng AI trong phát triển thương mại (của Webb Fontaine).

Về quản lý hải quan: thiết bị soi chiếu (của S2 Global, Rapiscan, Smiths Detection); niêm phong điện tử cảm biến công nghệ định vị (của Ascent Solutions Pte); công nghệ AI trong phân tích thông tin hàng hóa đến trước (của Publican); công nghệ AI ngăn chặn hàng giả (của Counter Check); giải pháp về an ninh và kiểm tra (của NucTech); giải pháp về an ninh, chống buôn lậu và gian lận thương mại (của Leidos); giải pháp về quản lý rủi ro, tăng cường tuân thủ (của Cargoes, GTS); ứng dụng khoa học dữ liệu (của Nexyte); ứng dụng phần mềm nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ quan hải quan (của Microsoft).

Còn tại Phiên toàn thể 6 “Công nghệ hỗ trợ tạo thuận lợi thương mại trong kỷ nguyên số: Các bài học thành công” trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm Công nghệ năm 2023 của WCO, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Phạm Duyên Phương đã có những trao đổi về ứng dụng công nghệ trong quá trình thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) của Hải quan Việt Nam và cơ quan Hải quan các nước thành viên ASEAN.

Theo ông Phạm Duyên Phương, việc kết nối ASW là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại trong khu vực và toàn cầu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng. Đặc biệt, việc thực hiện và kết nối Cơ chế một cửa giúp giảm thời gian thông quan, chi phí cho cộng đồng DN.

Liên quan đến thực hiện ASW, theo Tổng cục Hải quan, cơ quan Thường trực Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), hiện nay, Việt Nam duy trì kết nối chính thức ASW để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên. Đồng thời, phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các nước ASEAN để trao đổi chính thức tờ khai Hải quan ASEAN theo kế hoạch.

Việt Nam cũng chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2023; trao đổi để xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Về triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN, Việt Nam đã hoàn thành trao đổi thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh Kinh tế Á - Âu giai đoạn 1, tiếp tục phối hợp để tiến hành giai đoạn 2. Tổng cục Hải quan cũng đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam để triển khai trao đổi thử nghiệm chứng nhận kiểm dịch điện tử với New Zealand.

Ngoài ra, đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES) với Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc nhằm tạo thuận lợi trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do. Hiện tại các bên đang tiếp tục hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc.

Về NSW, từ khi triển khai đến ngày 15/8/2023, đã có 250 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối NSW; tổng số lượng hồ sơ được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đạt gần 6,67 triệu bộ, của hơn 64.700 DN.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.