Ngành cung cấp dịch vụ dầu khí: Thị trường hỗn loạn vì cạnh tranh thiếu lành mạnh

Dịch vụ kho nổi phục vụ khai thác dầu khí trên biển của PTSC
Dịch vụ kho nổi phục vụ khai thác dầu khí trên biển của PTSC
(PLVN) - Trong bối cảnh khai thác dầu khí ngày càng khó khăn do nhiều mỏ sâu thì các ngành cung cấp dịch vụ dầu khí phải thay đổi về công nghệ, kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi mới. Trong khi hiện tại, dịch vụ phục vụ công nghiệp dầu khí đang là ngành có sự cạnh tranh ngày một gay gắt. 

Nhiều mỏ khai thác bị dừng, giãn

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ khí dầu khí cho các công trình ngoài khơi thuộc các dự án khai thác, phát triển mỏ dầu và khí tại Việt Nam.

PTSC hiện là nhà thầu xây lắp dầu khí hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thiết kế, mua sắm, chế tạo, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối và chạy thử (EPC/EPCIC) cho các công trình ngoài khơi như: giàn khoan, giàn dầu giếng, giàn nén khí, giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu chứa và xử lý dầu (FSO/FPSO), các hệ thống ngầm dưới biển (subsea)…

Ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc PTSC cho biết, năm 2018, PTSC hoạt động trong bối cảnh có những khó khăn và thách thức rất lớn. Đặc biệt, việc giá dầu sụt giảm sâu và liên tục duy trì ở mức thấp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề tới ngành công nghiệp dầu khí nói chung và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của PTSC. 

Ngoài ra, thị trường và nhu cầu dịch vụ dầu khí trong năm qua chưa có dấu hiệu phục hồi cả về lượng lẫn giá dịch vụ. Các dự án bị dừng thực hiện đã làm giảm sút đáng kể khối lượng công việc dịch vụ của PTSC. Hơn thế, các dự án phát triển mỏ mới ở trong và ngoài nước tiếp tục bị giãn hoặc dừng. Xuất hiện nhiều sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các doanh nghiệp tư nhân làm cho thị trường cung cấp dịch vụ dầu khí vốn đã khó nay càng trở nên hỗn loạn. Cơ chế chính sách hiện hành còn nhiều bất cập đã gây cản trở và hạn chế tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong đó có PTSC. Công tác phát triển dịch vụ ra nước ngoài gặp khó khăn, do khối lượng công việc dịch vụ ít, sự bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước của các nước sở tại ngày càng gia tăng. 

Thay đổi để phù hợp với thị trường

Theo ông Cường, trong bối cảnh như vậy, PTSC đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả, năm qua, doanh thu hợp nhất thực hiện được là 15.000 tỷ đồng, đạt 115,4% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2018 là 960 tỷ đồng, đạt 137,1% kế hoạch năm. “Chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh; duy trì việc phát triển có trọng tâm và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phù hợp với các điều kiện thay đổi của thị trường”, ông Cường nói.

Được biết, PTSC hiện đang quản lý và vận hành hệ thống gồm 8 căn cứ cảng dịch vụ tại tất cả các trung tâm trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích hơn 345 héc ta như: Cảng PTSC Đình Vũ (15,2 ha), Cảng Nghi Sơn (35 ha), Cảng Hòn La (8,8 ha), Cảng Sơn Trà (10 ha), Cảng Dung Quất (4,2 ha), Cảng tổng hợp Phú Mỹ (26,5 ha), Cảng Sao Mai - Bến Đình (163 ha), Cảng hạ lưu Vũng Tàu (82,2 ha).

Trong số các cảng trên, có 5 cảng được sử dụng làm căn cứ hậu cần dầu khí, gồm: Cảng Nghi Sơn, Cảng Dung Quất, Cảng Sao Mai - Bến Đình, Cảng tổng hợp Phú Mỹ, Cảng hạ lưu Vũng Tàu. Nhờ vậy, PTSC đã đáp ứng đầy đủ các dịch vụ hậu cần cho tất cả các công ty và nhà thầu đang hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam.

PTSC cũng đang sở hữu và đồng sở hữu 5 kho nổi, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO), tổ chức cung cấp các dịch vụ vận hành, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa cho 8 tàu FSO/FPSO trong và ngoài nước và là đơn vị trong nước đứng đầu Việt Nam về việc làm chủ công nghệ quản lý, vận hành, bảo dưỡng tàu FSO/FPSO.

Năm 2019, theo Tổng giám đốc PTSC, đơn vị này sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên ngành chất lượng cao, uy tín đáp ứng yêu cầu các nhà thầu dầu khí; đồng thời tích cực đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục phát triển năng lực kỹ thuật, thiết kế, phát triển sản xuất, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới; tiếp tục thực hiện phương án tái cơ cấu tổng thể PTSC giai đoạn 2016 - 2020 theo chủ trương chỉ đạo của PVN. 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.