Ngân hàng thay đổi chính sách cho vay: Nhiều sinh viên gặp khó

Mới đây Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam quy định chỉ cho sinh viên, học sinh diện khó khăn vay vốn học tập một lần và tối đa 12 tháng (860.000 đồng một tháng), những trường hợp đã vay không được vay nữa...

Mới đây Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam quy định chỉ cho sinh viên, học sinh diện khó khăn vay vốn học tập một lần và tối đa 12 tháng (860.000 đồng một tháng), những trường hợp đã vay không được vay nữa. Việc thay đổi chính sách đột ngột này khiến nhiều sinh viên như đang ngồi trên… lửa.

Cầm giấy chứng nhận là sinh viên (SV) của trường ĐH Đà Nẵng, Trần Văn Q. (quê Nông Cống, Thanh Hóa) hớn hở về quê để làm thủ tục vay vốn học tập như mọi năm. Thủ tục hoàn tất và sau đó gia đình Q. bất ngờ nhận thông báo: “Hồ sơ vay vốn của Q. không được duyệt vì em là SV năm 2”.

Nhiều SV có nguy cơ bỏ học

Q. tâm sự: “Năm vừa qua, em được vay một kỳ là 4,3 triệu đồng, đóng học phí một năm là 6 triệu đồng. Năm nay không được vay nữa chắc em phải bảo lưu kết quả học tập để đi làm, sau này có tiền lại học tiếp”. Cũng giống như Q., hiện hàng trăm SV năm 2, 3 tại các trường ĐH, CĐ ở Đà Nẵng bị nợ học phí cũng chỉ vì không được vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).

Bạn Phạm Thị Oanh, SV năm 2 Trường ĐH Duy Tân, ngậm ngùi: “Quê em là Diễn Châu, Nghệ An, thu nhập của gia đình chủ yếu từ ba sào ruộng. Cơn lũ vừa qua đã cuốn đi tất cả tài sản của gia đình. Nếu giờ chỉ vì em không phải là SV năm nhất nên không được vay, em chỉ còn cách bỏ học để bốn đứa em tiếp tục đến trường”.

Có hai con gái đang theo học tại trường ĐH Kinh tế và ĐH Sư Phạm Đà Nẵng, hơn một tháng nay, chị Lê Thị Hà (trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) chạy vạy khắp nơi vay “nóng” để có tiền cho con đóng học phí nhưng vẫn chưa đủ. Chị Hà than thở: “Hầu như đêm nào vợ chồng tui cũng mất ngủ vì lo tiền cho con đóng học phí. Những năm trước, vào thời điểm này thì yên tâm rồi vì vay được NHCSXH. Nhưng giờ tôi lên nộp đơn thì cán bộ nói không được vay nữa vì tôi không phải hộ nghèo. Giờ biết phải làm sao?”.

Theo tìm hiểu của Đất Việt, hiện hầu hết các trường ĐH, CĐ áp dụng quy chế học tín chỉ. Theo quy định này, các SV phải nộp học phí mới được đăng ký môn học và xếp lớp.

Mô tả ảnh.

Nhiều HS, SV gặp khó khăn khi đột ngột bị cắt nguồn vay vốn. (Ảnh: Trung Kiên)

Cần lộ trình phù hợp

NHCSXH cho biết sở dĩ những SV thuộc diện khó khăn không được tiếp tục vay vốn là thực hiện theo Công văn 2287/NHCS-TDSV ngày 16/9 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam. Công văn này hướng dẫn một số điểm về chương trình tín dụng đối với HSSV với mục đích siết chặt hơn đối tượng vay không thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Ông Nguyễn Tử Ân, Giám đốc NHCSXH Đà Nẵng, cho biết: “Do có sự thay đổi về chính sách nên ngân hàng đang tiến hành rà soát lại một số trường hợp phải tạm dừng vay vốn, dự tính có khoảng vài ngàn hộ không được vay”.

Sự thay đổi đột ngột chính sách cho vay không chỉ làm khó cho các phụ huynh và học sinh mà các trường ĐH,CĐ cũng vào thế bị động. Lãnh đạo trường ĐH Duy Tân cho rằng: “Thời gian qua, việc lựa chọn, bình xét đối tượng cho vay khá dễ dàng khiến nhiều trường hợp chưa cần vay cũng được vay đã tạo sức ép cho quỹ tín dụng đào tạo. Do vậy, trong điều kiện tài chính còn hạn chế, chính sách cần có sự điều chỉnh để những đối tượng thật sự khó khăn được hỗ trợ. Tuy nhiên, áp dụng quy định đột ngột như trên sẽ gây khó cho SV. Nên chăng, NHCSXH cần có một lộ trình phù hợp khi thực hiện quy định mới để không ảnh hưởng đến việc học tập của các em”.

Ông Trần Văn Tiên, Phó giám đốc NHCSXH TP HCM, cho biết ở nước ngoài, chương trình quỹ tín dụng đào tạo rất phổ biến. Tất cả HS, SV có nhu cầu vay vốn sẽ được giải quyết, không phân biệt giàu nghèo. Trong khi ở nước ta ngân sách có hạn nên trong chương trình tín dụng đối với HS, SV phải khống chế đối tượng cho vay.

Thông thường NHCSXH cho HS, SV vay vốn từ tháng 9, nhưng năm nay đến thời điểm này vẫn chưa cho vay. Lý giải việc này, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam, cho biết do kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nên việc xử lý nguồn vốn có trục trặc. Nguồn vốn cho vay lên đến 5.000 tỷ đồng một học kỳ, nên NHCSXH đang đề xuất với Chính phủ một số giải pháp để có nguồn cho vay ngay.

Theo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.