Ngân hàng Nhà nước: Không nên giao dịch liên quan đến tiền ảo

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo.

Ngày 22/9, trả lời phóng viên về các hoạt động của tiền ảo, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tái khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, trên thực tế vẫn còn có doanh nghiệp thực hiện huy động vốn bằng tiền ảo thời gian qua. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo.

Ông Nghiêm Thanh Sơn cho biết, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án và tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khung khổ pháp lý trong vấn đề tiền ảo, tiền mã hóa. Sau đó, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án, trình Chính phủ. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong số đó, bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Bộ Tài chính cũng vừa có quyết định thành lập Tổ nghiên cứu của Bộ Tài chính về tài sản ảo, tiền ảo. Theo đó, Tổ nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Tổ nghiên cứu gồm 9 thành viên, do ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước làm tổ trưởng. Các thành viên còn lại thuộc Ủy ban Chứng khoán, Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế), Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Viện Chiến lược và chính sách tài chính.

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì "Tiền ảo là một loại tiền số (digital money) không có quản lý, được tạo bởi những người tạo lập - phát triển cũng thường là người kiểm soát. Nó được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định".

Tiền ảo thường gắn liền với khái niệm cộng đồng ảo (virtual communities) - là những nơi trong mạng không gian ảo mà các cá nhân tương tác với nhau. Sự phổ biến của cộng đồng ảo trong những năm gần đây gắn liền với những tiến bộ công nghệ và việc sử dụng Internet ngày càng nhiều trong mọi mặt của đời sống.

Trong một vài trường hợp, những cộng đồng này tự tạo và lưu hành những đồng tiền của riêng mình để trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà họ cung ứng, qua đó tạo ra chức năng phương tiện trao đổi và đơn vị đo lường giá trị cho chính cộng đồng ảo đó.

Về mặt kỹ thuật, tiền ảo là kết quả của sự kết hợp nhiều thành tựu ở những lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhưng không giới hạn ở khoa học điện toán (P2P networking), khoa học mật mã (các hàm hash mã hóa, chữ ký số).

Đọc thêm

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Thúc đẩy ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển

Quang cảnh Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia (ảnh Ngọc Anh)
(PLVN) - Là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia” lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức vào ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át thị trường Việt Nam

Cần thay đổi chính sách để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe nguyên chiếc cho các hãng FDI. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đều có lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí tới 80-90% tổng lượng xe bán ra, mặc dù đã đầu tư nhà máy tại Việt Nam từ rất lâu. Nếu không thay đổi chính sách, nguy cơ Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ ô tô nguyên chiếc cho FDI là rất lớn.

VBF 2023: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Phiên họp
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn,Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn cho mục tiêu tăng trưởng xanh…

Đề xuất thuế TTĐB với đồ uống không cồn: Doanh nghiệp kiến nghị cân nhắc kỹ tác động

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Không chỉ điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), bổ sung cả đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Những đề xuất này khiến doanh nghiệp lo lắng, kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ tác động.

Dự án mở rộng quốc lộ 6 nguy cơ chậm tiến độ

Mặt đường QL6 đoạn qua Hà Đông xuống cấp.
(PLVN) -  Sau lễ khởi công rầm rộ vào cuối năm ngoái, hiện dự án mở rộng quốc lộ (QL) 6 đoạn Ba La - Xuân Mai (Hà Nội) khá im ắng. Đây là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông cao, đường đang ngày càng xuống cấp, rất cần thực hiện dứt điểm dự án này.

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã lên kế hoạch đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT) qua phương thức trực tuyến, trong đó phấn đấu số lượng hồ sơ quyết toán thuế (QTT) của cá nhân gửi đến cơ quan thuế theo phương thức điện tử đảm bảo đạt trên 90%.

Tìm cách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua biên giới

Đường sắt kỳ vọng trở thành phương thức lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa Việt Nam - Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, việc phải tận dụng đồng loạt các cửa khẩu và đẩy mạnh hạ tầng logistics kết nối 2 nước đã được đặt ra, để hàng hóa Việt có thêm cánh cửa đến với thị trường tỷ dân.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó
(PLVN) -  Chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trong kinh doanh xăng dầu được chia cho 3 khâu đầu mối - phân phối - bán lẻ nhưng suốt thời gian qua, doanh nghiệp bán lẻ cho rằng không được hưởng phần quy định này, khiến cho việc kinh doanh rơi vào tình thế khó khăn.