Ngân hàng kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục cải thiện trong năm 2018

Hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá môi trường kinh doanh và kết quả kinh doanh của đơn vị mình cải thiện trong Quý I/2018 và kỳ vọng tăng tốc trong quý II/2018.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 3/2018, mức độ lành mạnh của các nhóm khách hàng được được đánh giá tích cực, cầu về sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì ở trạng thái tốt, mặt bằng lãi suất ổn định, huy động vốn và tín dụng được kỳ vọng tăng nhanh hơn trong quý II/2018.

 Trong các nhân tố chủ quan, yếu tố được cho là cải thiện tích cực nhất là “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của TCTD” (với chỉ số cân bằng đạt 44%). Trong các nhân tố khách quan thì “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD” tiếp tục được đánh giá là cải thiện mạnh nhất, các TCTD cũng đánh giá “Cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN” cải thiện mạnh mẽ hơn các hơn các nhân tố khách quan khác trong quý I/2018. 

Đánh giá tổng thể trong cả năm 2018, hầu hết các TCTD thống nhất nhận định và kỳ vọng 2 nhân tố khách quan “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD” và “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” đã và sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ so với năm 2017.

Mức độ lành mạnh của khách hàng ở thời điểm hiện tại được các TCTD đánh giá tích cực hơn so với quý trước với 76% TCTD nhận định rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng hiện đang ở mức “bình thường”, 18% TCTD nhận định rủi ro ở mức “thấp” (quý trước tương ứng 76%-15%). Trong đó, nhóm khách hàng là TCTD tiếp tục được đánh giá là nhóm có rủi ro thấp nhất, sau đó đến nhóm khách hàng là TCKT và cá nhân. 

So với quý trước, mức độ rủi ro của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhiều TCTD nhận định có xu hướng “ổn định” và “giảm” hơn các doanh nghiệp khác và tiếp tục được đánh giá là nhóm có rủi ro thấp nhất. Dự báo trong quý II/2018 và cả năm 2018, 61-75% các TCTD kỳ vọng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng “ổn định”, 9-22%TCTD dự báo rủi ro “giảm” so với quý IV/2017 và cả năm 2017

Nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng được hầu hết các TCTD kỳ vọng tiếp tục gia tăng. Có 64-69% TCTD kỳ vọng tổng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ tiếp tục tăng trong quý II/2018 và cả năm 2018; trong đó, nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng rõ nét nhất với 68-69,4% TCTD kỳ vọng.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục cải thiện hơn so với quý trước, hiện đang ở trạng thái “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ, được kỳ vọng tiếp tục duy trì tình trạng tích cực trong những quý tới và cả năm 2018.

Trên cơ sở nhận định và kỳ vọng môi trường kinh doanh thuận lợi, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định, các TCTD kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng trưởng bình quân 4,71% trong quý II/2018 và tăng 16,65% trong cả năm 2018. Xét theo cơ cấu kỳ hạn huy động vốn: khác với kết quả từ các cuộc điều tra trước, các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm được kỳ vọng nhiều nhất (chiếm 83-86%) thay vì kỳ hạn dưới 6 tháng (chiếm 77-82%) trong quý II/2018 và cả năm 2018.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,85% trong Quý II/2018 và tăng 16,3% trong năm 2018, xấp xỉ mức kỳ vọng 16,65% về tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của toàn ngành.

Tình hình kinh doanh của các TCTD tiếp tục có cải thiện nhẹ trong quý I/2018 so với quý trước. 75% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ ”cải thiện” trong quý II/2018 và 84% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ ”cải thiện” trong cả năm 2018, trong đó 22-28% TCTD kỳ vọng “cải thiện nhiều”.

Dự kiến đến cuối năm 2018, 72,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2017 với mức tăng trưởng kỳ vọng bình quân toàn hệ thống đạt 18,2%, thấp hơn so với mức bình quân kỳ vọng ghi nhận tại cuộc điều tra kỳ trước (19,3%). 

Kết quả hoạt động kinh doanh tốt và có xu hướng mở rộng khiến 44% TCTD cho biết mặc dù tuyển thêm lao động trong quý I/2018 nhưng vẫn có 23,2% TCTD nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại và 61% TCTD dự kiến tiếp tục tuyển thêm lao động trong quý II/2018.

Theo Chinhphu.vn
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.
Mẫu sổ hồng mới. (Ảnh minh họa).

Từ ngày 01/8/2024 chính thức có mẫu “sổ hồng, sổ đỏ” mới

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, mẫu sổ đỏ/ sổ hồng mới từ ngày 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo mẫu tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Phối cảnh Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên.

Hải Phòng công khai giá nhà ở xã hội

(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Thông báo số 335 ngày 26/7/2024 về Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp nghe báo cáo thủ tục của người dân mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP, Sở Xây dựng Hải Phòng đã thông tin về các Dự án NƠXH, trình tự thủ tục và đối tượng, điều kiện mua NƠXH.
UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

(PLVN) - UBND huyện Bảo Lâm thông tin, vừa qua, dư luận phản ánh về việc UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 29/12/2021 ban hành Thông báo 315/TB-UBND, trong đó tạm dừng tác động đầu tư, xây dựng, thi công công trình trên đất..., với 15 hộ tách thửa sai quy định và một số khu vực khác tại thôn 5, 6 (xã Lộc Quảng) để rà soát thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

(PLVN) - Luật Đất đai 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật kinh doanh Bất động sản 2023 đã được Quốc hội thông qua và sẽ đồng loạt có hiệu lực vào ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, mới đây Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị và trình Quốc hội đưa 3 đạo luật trên sớm có hiệu lực, bắt đầu từ hôm nay 1/8/2024.