Giải bài toán thanh khoản cho doanh nghiệp
Trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề trước tác động của dịch Covid-19. Đại dịch lan rộng làm “đứt gãy” chuỗi sản xuất, tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp SMEs.
Theo quan sát của giới chuyên môn, khó khăn lớn nhất mà hầu hết doanh nghiệp SMEs đang gặp phải là tình trạng thu hẹp hoạt động sản xuất, cắt giảm lao động nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. Trong quá trình phục hồi sau đại dich, việc tái sản xuất, cũng khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu hụt nguồn vốn, khan hiếm thị trường tiêu thụ, tái cấu trúc bộ máy,…Trong đó, việc ưu tiên cắt giảm chi phí, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh đang là bài toán khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu”.
Theo thống kê, chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 có xu hướng tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp SMEs gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, với mức dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng là khoảng 1,8 đến 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ trên toàn hệ thống.
Trước tình hình này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh- Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhận định: “Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch bệnh”.
Giải pháp thiết thực “thời covid”
Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính, và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, các ngân hàng đã sớm triển khai các gói giải pháp thiết thực phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp theo từng giai đoạn khác nhau.
Cụ thể, bên cạnh việc tái cơ cấu, giãn nợ, các “ông lớn” ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi lãi suất dành cho khối doanh nghiệp SMEs. Trong đó, phải kể đến Ngân hàng Techcombank với việc triển khai các gói tín dụng ưu đãi lên tới 20.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19. Đồng thời, ngân hàng cũng xem xét giảm lãi suất cho vay, tối đa lên đến 2%, dành cho các khách hàng bị tác động bởi đại dịch.
Tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư vừa qua, ban lãnh đạo Techcombank cũng khẳng định: Ngân hàng cũng cam kết đảm bảo đủ nguồn tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh doanh, đặc biệt khoản vay hợp vốn 500 triệu USD vừa triển khai sẽ càng tăng thêm nội lực để nhà băng này đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế trong việc giải quyết bài toán thanh khoản.
Ngoài ra, giải pháp ngân hàng số mà Techcombank đã triển khai trong nhiều năm qua đang phát huy hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Đây được xem là công cụ an toàn, thuận tiện và giúp tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp với các ưu đãi: miễn phí hoàn toàn phí chuyển khoản nội địa, giảm 50% phí chuyển khoản quốc tế, ưu đãi lãi suất, ưu đãi tỷ giá khi giao dịch mua bán ngoại tệ đồng thời tạo giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi…
Với định hướng dẫn dắt quá trình số hóa thị trường tài chính Việt Nam, Techcombank tiếp tục có những đầu tư mạnh mẽ để cung cấp thêm những giải pháp như Gói BusinessOne mà Ngân hàng vừa áp dụng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, ngày 12/8 vừa qua, tại lễ trao giải The Asian Banker Vietnam Awards 2020, Techcombank đã được The Asian Banker - tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của châu Á, vinh danh là ngân hàng cung cấp các giải pháp tổng thể tốt nhất cho các khách hàng doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.