Ngân hàng - Doanh nghiệp: Nỗ lực tìm tiếng nói chung sau đại dịch

Hội nghị kết nối NH-DN tại Vĩnh Phúc hôm 22/5
Hội nghị kết nối NH-DN tại Vĩnh Phúc hôm 22/5
(PLVN) - Sau Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (NH-DN) tại Hà Nội hôm 14/5, liên tiếp trong tuần qua, hàng loạt chương trình kết nối NH-DN được tổ chức trên khắp các tỉnh, thành… Đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm là phương châm mà ngành ngân hàng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện để hỗ trợ khách hàng giai đoạn khó khăn.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ 

Nhận thức rõ những khó khăn mà doanh nghiệp, người dân phải đối mặt do dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngay từ rất sớm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, xây dựng kịch bản và chương trình hành động của Ngành, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) vào cuộc mạnh mẽ bằng hàng loạt các giải pháp cấp bách. Mục tiêu của các giải pháp này là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ khách hàng vay vốn.

Không chỉ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, hiệu quả, góp phần ổn định vĩ mô, NHNN đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản điều hành lãi suất, tỷ giá, ngoại tệ để ứng phó với diễn biến, tác động của thị trường quốc tế và trong nước. Đặc biệt, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành tạo cơ sở cho các TCTD giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Các giải pháp này được đánh giá là những giải pháp rất kịp thời, phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế.

Tại Hội nghị kết nối NH-DN tổ chức tại TP Hải Phòng hôm 21/5 vừa qua, bà Đoàn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hải Phòng cho biết, ngay từ tháng 2/2020, NHNN Chi nhánh TP Hải Phòng đã chỉ đạo các NH thương mại trong thành phố triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ DN. Mỗi NH trên địa bàn tỉnh đều xây dựng các cơ chế hỗ trợ rất cụ thể rõ ràng, ví dụ như kéo dài nợ từ 8-9 tháng cho DN, giảm lãi cho DN từ 0,5 đến 2%, đặc biệt có NH giảm tới 3%. 1 cán bộ NH phân công phụ trách 10 khách hàng, 10 ngày làm việc với DN của chúng tôi 1 lần. Hầu hết các NH đều có đường dây nóng để tiếp nhận các phản ánh về nhu cầu hỗ trợ của DN, người dân với NH; giảm phí cho khách hàng, tăng cường đẩy mạnh thanh toán điện tử… “Tất cả việc làm đó đã góp phần giảm thiểu khó khăn về vốn cho DN và góp phần duy trì hoạt động của DN sau dịch Covid-19”- bà Ngân nhấn mạnh.

Đánh giá cao sự nỗ lực của ngành NH đối với các DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành - Phó Bí thư Thường trực, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ tại Hội nghị kết nối NH – DN tổ chức tại Vĩnh Phúc hôm 22/5: “Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh và tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế, NHNN là một trong những cơ quan cấp Bộ vào cuộc sớm nhất thông qua việc ban hành Thông tư 01 kịp thời với nhiều giải pháp từ cơ cấu lại nợ, giãn nợ, tiết giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính giúp DN, địa phương tháo gỡ khó khăn”. 

Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp

Không chỉ nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ DN, ngành NH còn thường xuyên nắm bắt các khó khăn, tổ chức đối thoại DN. Trước đó, NHNN đã tổ chức khảo sát thực tế trên nhiều tỉnh, thành phố, làm việc trực tiếp với một số chi nhánh NH thương mại để nắm bắt tình hình triển khai, các khó khăn vướng mắc để có giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các NH. 

Ngày 14/5 vừa qua, NHNN đã tổ chức chương trình kết nối NH – DN tại Hà Nội. Tiếp đó, hàng loạt chương trình kết nối NH – DN được tổ chức trên khắp các tỉnh, thành: Hải Phòng (ngày 21/5), Bình Dương (ngày 21/5), Vĩnh Phúc (ngày 22/5), An Giang (ngày 22/5)… và sắp tới sẽ đến rất nhiều tỉnh, thành khác trên khắp cả nước.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, hoạt động của hệ thống NH trong giai đoạn hiện nay phải chủ động, tích cực hỗ trợ nền kinh tế với tinh thần “đồng hành - chia sẻ - trách nhiệm”, đặc biệt phải xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong triển khai Thông tư 01. 

Tất cả những đề xuất, kiến nghị của DN được ghi nhận tại các chương trình kết nối NH – DN sẽ được NHNN tổng hợp, cân nhắc và xem xét điều chỉnh phù hợp nhất. Mục tiêu của các giải pháp là đảm bảo hệ thống NH vừa thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DN người dân nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn hoạt động của hệ thống.

Phát biểu tại Hội nghị kết nối NH – DN TP Hải Phòng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định, hệ thống TCTD sẵn sàng nguồn vốn để cho vay đối với các DN đủ điều kiện vay vốn. Còn về hạn mức cho vay sẽ do TCTD và DN tự thoả thuận trên cơ sở mức độ tín nhiệm của DN, khả năng tài chính, dự án sản xuất kinh doanh… “Tuy nhiên TCTD có vai trò rất quan trọng là trung gian tài chính, nên khi cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn. NHNN cũng chủ trương là không hạ chuẩn cho vay…”- Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lưu ý.

Doanh nghiệp nói gì?

* Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Du lịch Việt Xanh: 

“Trong suốt quá trình hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn nhất đối với các công ty du lịch khi dịch bệnh bùng phát, chúng tôi luôn nhận được sự đồng hành, chia sẻ từ BIDV chi nhánh An Giang. NH đã hỗ trợ giảm lãi suất cho vay và giảm các phí giao dịch trực tuyến. Sự hợp tác, hỗ trợ của NH theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thống đốc NHNN rất kịp thời và phù hợp, đáp ứng mong muốn của DN”.

* Ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh An Giang:

“Việc giảm lãi suất cho vay và gia hạn nợ của NH trên địa bàn thời gian qua còn chậm do các chi nhánh NH thương mại phải xin ý kiến Hội sở. Để chính sách giảm lãi và gia hạn nợ được triển khai kịp thời hỗ trợ DN, NHNN cần hỗ trợ các NH thương mại trong việc phân loại DN, khoản vay, ngành nghề đặc thù để các NH thuận lợi hơn trong từng đối tượng DN bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19…”.

* Ông Bùi Xuân Trung  – Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Long Quân:

“Công ty chúng tôi đa ngành nghề, sản xuất vật liệu xây dựng… do ảnh hưởng của Covid nên cũng rất nhiều khó khăn. Chúng tôi được NH quan tâm, tháo gỡ khó khăn,  đặc biệt là việc khoanh giãn nợ là giải pháp hỗ trợ rất tốt cho DN, chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi đã hoạt động được 20 năm, suy thoái kinh tế năm 2008 - 2009 chúng tôi đã trải qua nhưng cũng thấy rất bình thường. Nhưng dịch lần này ít nhất sẽ ảnh hưởng hết năm nay. Chúng tôi đã làm đơn đến Vietinbank, NH Phát triển Việt Nam để được tháo gỡ khó khăn, không nhiều nhưng rất quý. Chúng tôi được hỗ trợ 0,5%, về thời hạn hết tháng 6. Tôi đề nghị các NH xem xét hỗ trợ DN hết năm nay...”.

* Ông Nguyễn Liêm – Phó Chủ tịch Hội Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lâm Điền:

“Lâu nay chúng tôi với NH là đồng hành và có trách nhiệm nhưng lần này rõ ràng có cả chia sẻ. Tôi cũng mong muốn NH chia sẻ thêm một số điểm nữa. Một là, hậu Covid, các DN ngành gỗ sẽ hoạt động thế nào khi các nguồn vốn đang bị ứ đọng ở nước ngoài và những sản phẩm chưa xuất đi được? Thứ hai, tôi được biết NH rất khó hạ điều kiện cho vay, nhưng nếu được NHNN và NH thương mại nên xuống thực tế DN, đánh giá lại từng DN. Ví dụ: DN A lâu nay có sản xuất gỗ không? Khó khăn thực sự không? Lâu nay quan hệ tín dụng có tốt không? Nếu có khảo sát đó thì sẽ đưa ra gói nào đó cho ngành gỗ xuất khẩu…”.

* Ông Võ Sơn Điền – Chủ tịch Hiệp hội DN trẻ Bình Dương:

“Ba tháng đầu năm 2020 doanh thu của các DN trong Hiệp hội sụt giảm ít nhất 30%, có đơn vị 3 tháng không có doanh thu. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nắm được, các DN đều trả nợ đúng hạn. Chúng tôi nhận thấy, cái có ảnh hưởng ngay lập tức, đó là ưu đãi của Chính phủ về giãn nợ, giãn thuế. Còn lãi suất NH thì nhiều NH cũng đã tiến hành giảm lãi suất cho DN. DN cam kết với NH, có vay có trả, ít nhất là đúng hạn. Tuy nhiên, lãi suất không quan trọng bằng giãn nợ vì dòng tiền chúng tôi đang nằm ở công trình, ở cảng, ở đối tác nước ngoài chưa về nhưng sẽ về. Đây là cái chúng tôi cần nhất hiện nay. Còn giãn thế nào, mong các NH nghiên cứu. Tôi tin chắc chúng tôi sẽ vượt qua nếu có sự hỗ trợ tiếp của NH tạo sự đồng cảm…”.

Theo số liệu mới cập nhật của NHNN, đến 15/5, dư nợ tín dụng tăng 1,32%. (tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4/2020 tăng 1,42% so với cuối năm 2019) 

Ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tập trung vào các ngành như: Công nghiệp chế biến-chế tạo, Vận tải, Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, Giáo dục và đào tạo..., tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt NH.

Sau 2 tháng triển khai quyết liệt Thông tư 01 và Chỉ thị 02 của NHNN, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, NH nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215 nghìn khách hàng với dư nợ 138 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ  gần 1,13 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 659 nghìn tỷ đồng cho hơn 188 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch. NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 143 nghìn khách hàng với dư nợ trên 3.600 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 519 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

Đọc thêm

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.