Ngăn chặn nguy cơ virus Marburg xâm nhập TP HCM cách nào?

Thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh Marburg tại Rwanda (nguồn: WHO)
Thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh Marburg tại Rwanda (nguồn: WHO)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM nhận định, nguy cơ bệnh Marburg xâm nhập vào thành phố là không cao, nhưng vẫn có thể xảy ra. Ngành Y tế TP HCM đã chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh này.

Theo Sở Y tế, về đường hàng không, nguy cơ xâm nhập vào TP HCM khá thấp khi không có đường bay thẳng và khách nhập cảnh đã được sàng lọc trước khi xuất cảnh. Tương tự, khả năng thâm nhập qua đường hàng hải cũng rất thấp, do Rwanda chỉ có 1 cảng hàng hải tại Kigali. Ngoài ra thời gian vận chuyển từ Châu Phi về đến TP HCM qua đường biển thường kéo dài từ 25 - 40 ngày, dài hơn thời gian ủ bệnh dài nhất của Marburg là 21 ngày.

Ngày 11/10 vừa qua, Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế Việt Nam cũng đã có văn bản chỉ đạo các triển khai các biện pháp kiểm soát bệnh tại cửa khẩu, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP thực hiện nghiêm túc, đặc biệt giám sát các hành khách từ các đường bay có liên quan đến Rwanda.

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới luôn biến động, ngành Y tế TP HCM đã chủ động triển khai các biện pháp như: tăng cường cập nhật thông tin về căn bệnh MVD cũng như các bệnh do truyền nhiễm mới nổi khác trên thế giới; tăng cường giám sát người nhập cảnh đến từ các vùng có dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sẵn sàng các biện pháp can thiệp nếu phát hiện ca bệnh xâm nhập; truyền thông nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ nhiễm virus Marburg và các biện pháp bảo vệ mà cá nhân có thể thực hiện là một cách hiệu quả để giảm lây truyền ở người.

Người dân nên hạn chế việc đi du lịch không cần thiết ở các quốc gia đang có bùng phát dịch. Đối với người đã từng đi qua các quốc gia đang có dịch, nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng nghi ngờ bệnh cần đi khám bệnh ngay tại các cơ sở y tế và cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ thông tin về lịch sử bản thân đi đến vùng có dịch bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như để hạn chế lây nhiễm.

Ngành Y tế TP HCM sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin sớm nhất khi có được thông tin chính thức từ WHO và Bộ Y tế Việt Nam.

Qua đây, Sở Y tế TP HCM kêu gọi người dân nên tham khảo thông tin về các dịch bệnh đăng tải tại các nguồn chính thống, có trích dẫn nguồn tin (nếu đăng lại) để tránh các thông tin chưa được kiểm chứng, gây hoang mang, lo lắng.

Bệnh Marburg là gì?

Bệnh do virus Marburg (MVD, trước đây được gọi là sốt xuất huyết Marburg) là một căn bệnh ban đầu lây truyền sang người do tiếp xúc kéo dài khi làm việc trong các hang động là nơi sinh sống của các đàn dơi ăn quả. Sau khi đã thâm nhập vào quần thể người, virus Marburg có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp (qua da bị tổn thương hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, nội tạng hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh, cũng như với các bề mặt và vật liệu (giường, quần áo) bị nhiễm các chất dịch này.

Bệnh Marburg bắt đầu đột ngột với triệu chứng sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu. Đau nhức cơ bắp cũng là một đặc điểm phổ biến. Ngoài ra còn có các biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, chuột rút vào ngày thứ ba của bệnh...

Tử vong xảy ra trong khoảng từ 8 đến 9 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, thường do mất máu nghiêm trọng và sốc. Tỷ lệ tử vong trung bình của bệnh là khoảng 50%. Hiện tại bệnh chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị kháng virus nào được phê duyệt, nhiều loại vaccine và liệu pháp thuốc đang được nghiên cứu phát triển.

Hầu hết các đợt bùng phát Marburg đã xảy ra ở châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, virus đã lây lan ra khắp thế giới thông qua khách du lịch bị nhiễm bệnh hoặc nhân viên bị lây nhiễm trong phòng thí nghiệm.

Ngày 27/9/2024, Bộ Y tế Rwanda ra thông báo về virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện tại nước này. Theo WHO, đến ngày 10/10/2024, đã ghi nhận tổng cộng 58 trường hợp mắc bệnh do virus Marburg, bao gồm 13 trường hợp tử vong.

WHO đã đánh giá nguy cơ của đợt bùng phát bệnh là rất cao ở cấp quốc gia, cao ở cấp khu vực Châu Phi và thấp ở cấp độ toàn cầu. Đồng thời khuyến cáo không nên áp dụng bất kỳ hạn chế đi lại và thương mại nào với Rwanda trong bối cảnh dịch bệnh do virus Marburg đang diễn ra.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), sáng 24/2, đoàn đại diện Báo Pháp luật Việt Nam do Tổng biên tập - TS. Vũ Hoài Nam dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng các y, bác sĩ, nhân viên y tế tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Trung tâm Pháp y Hà Nội.

Đọc thêm

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài
(PLVN) - Để chủ động phòng, chống các dịch bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế Hà Nội theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Nhất là sự gia tăng các trường hợp mắc cúm mùa, sởi, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút để có biện pháp phòng chống kịp thời, không để dịch bệnh lây lan rộng ngoài cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Hà Nam: Gần 200 bệnh nhân đột quỵ nhập viện

Hà Nam: Gần 200 bệnh nhân đột quỵ nhập viện
(PLVN) - Từ 1/1 đến 17/2 (48 ngày), tỉnh Hà Nam đã có gần 200 người nhập viện vì các triệu chứng liên quan đến đột quỵ, tai biến mạch máu não, trong đó có nhiều bệnh nhân tuổi từ 20 đến 35.

Cứu sống sản phụ ngoại quốc bị vỡ tử cung

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cứu bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một sản phụ là chị U.J.A, mang quốc tịch Nigeria – Châu Phi, mang thai 35 tuần, con lần thứ tư, có tiền sử mổ lấy thai ba lần, đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 578/SYT-NVD gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế; phòng y tế, trung tâm y tế các quận/huyện/thị xã; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn Hà Nội về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir).