Ngăn chặn ma túy 'thế hệ mới' tấn công giới trẻ

Nhiều loại ma túy “thế hệ mới” len lỏi vào trong giới trẻ dưới vỏ bọc “thời thượng”. (Ảnh: Dương Chung - VP)
Nhiều loại ma túy “thế hệ mới” len lỏi vào trong giới trẻ dưới vỏ bọc “thời thượng”. (Ảnh: Dương Chung - VP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có một sự thật là những năm qua, độ tuổi sử dụng ma túy đang được trẻ hóa và ngày càng nhiều loại ma túy “thế hệ mới” ra đời, tạo nên những “cái bẫy” nguy hiểm hủy hoại tương lai người trẻ.

Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa

Thời gian qua, cơ quan công an đã khám phá ra nhiều vụ tụ tập “bay lắc”, sử dụng ma túy tại nhà riêng hoặc các tụ điểm, mà thành phần tham gia chính là những người trẻ tuổi, thậm chí có cả những em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng đã có thâm niên “bay lắc” nhiều lần.

Tại Cuộc thi “Trường học không ma túy” dành cho sinh viên các trường đại học tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào giữa tháng 10 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã chia sẻ: Theo thống kê, hiện cả nước có 226.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người đang bị quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý.

Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 - 25, trong đó có nhiều em ở độ tuổi từ 13 - 15. Trong tổng số 95% người sử dụng ma túy tổng hợp thì có tới 70 - 75% người trong độ tuổi 17 - 35, chiếm tỷ lệ lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên. Theo thống kê, đến tháng 10/2024, có gần 800 đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp có biểu hiện loạn thần, đã gây ra 33 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 04 vụ giết người.

Cũng theo Trung tướng Nguyễn Văn Viện, thời gian gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy “thế hệ mới” có độc tính cao, với hình thức bắt mắt thu hút sự tò mò, thích khám phá của giới trẻ, đồng thời ngụy trang “núp bóng” dưới dạng: “nước vui”, trà sữa hoặc tẩm ướp trong thực phẩm đồ uống, thuốc lá điện tử…

Chủ quan là dính… “bẫy”

Trên thực tế, ma túy ngày nay không còn giới hạn trong các chất truyền thống như heroin, thay vào đó là ma túy tổng hợp, cỏ Mỹ, cần sa, tem giấy, các loại “thuốc lắc”… đang được một bộ phận giới trẻ ưa chuộng. Những chất này không chỉ có mặt ở các tụ điểm giải trí mà còn len lỏi vào các nền tảng mạng xã hội, nơi chúng được quảng bá dưới vỏ bọc “thời thượng” và “vui vẻ”. Các hình thức này được gọi là “ma túy thế hệ mới”, tinh vi hơn, nguy hiểm hơn vì mức độ “đánh lừa”, len lỏi và thâm nhập người trẻ dễ dàng hơn.

Trên mạng xã hội, giữa những người trẻ vẫn thi thoảng xảy ra những tranh cãi liên quan đến các loại chất gây nghiện, tạo ảo giác thế hệ mới có phải là ma túy hay không. Nhiều bạn trẻ thường ngụy biện, đây là các loại chất kích thích chỉ “nặng đô” hơn thuốc lá và bia, rượu, không phải ma túy nên có thể sử dụng được. Thậm chí, các chất này còn xuất hiện một cách ẩn ý, thấp thoáng trong những sản phẩm giải trí như các bài nhạc rap, MV ca nhạc…

Mới đây sự việc hàng loạt những nghệ sĩ trẻ bị bắt vì liên quan đến ma túy đã khiến cho người hâm mộ nói riêng và dư luận nói chung bàng hoàng. Bởi lẽ, những người trẻ nói trên đều là những người có sự nghiệp, tiếng tăm trong làng giải trí, có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ.

Theo các chuyên gia tâm lý, việc người trẻ dễ bị sa chân vào ma túy, đặc biệt là các dạng ma túy thế hệ mới có nhiều nguyên nhân như: tâm lý yếu đuối, áp lực từ học hành, thiếu sự quan tâm của gia đình, hoặc đua đòi với bạn bè, học theo lối sống của “thần tượng”. Cạnh đó, sự phát triển của công nghệ khiến mạng xã hội là nơi ma túy được quảng bá một cách tinh vi, “đánh lừa” người trẻ dễ dàng.

Các chuyên gia khuyên rằng, để giúp người trẻ tránh xa cạm bẫy ma túy, cần có sự đồng lòng, nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, xã hội và cơ quan chức năng. Với gia đình, đây là tấm lá chắn đầu tiên và quan trọng nhất. Cha mẹ cần quan tâm, giáo dục, tạo ra một môi trường an toàn, nơi con trẻ có thể chia sẻ mọi khó khăn, tránh tìm đến các giải pháp tiêu cực.

Về phía xã hội, cần có những giải pháp lâu dài, bên cạnh tăng cường chiến dịch truyền thông sáng tạo, tập trung vào giới trẻ, còn cần tạo ra những môi trường, sân chơi phong phú, lành mạnh để người trẻ có nơi phát huy, gửi gắm thay vì sa chân vào những thú vui lệch lạc.

Ở khía cạnh pháp luật, việc xử lý nghiêm các hành vi tổ chức, sử dụng, buôn bán ma túy, siết chặt các tụ điểm ăn chơi, giải trí, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội, cũng như đầu tư vào các chương trình cai nghiện, đặc biệt là các trung tâm hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng là thực sự cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Dùng “Bữa sáng Ruy băng trắng” hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới với nam giới Nhà Bè

Dùng “Bữa sáng Ruy băng trắng” hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới với nam giới Nhà Bè

(PLVN) -  Sáng nay - 19/11 – hơn 400 đại biểu đã tham dự chuỗi sự kiện truyền thông tại “Bữa sáng Ruy băng trắng” và “Diễn đàn Cha và con trai” tại Huyện Nhà Bè và Huyện Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh để hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”...

Đọc thêm

Nhức nhối nạn trộm cắp cà phê ở Tây Nguyên

Lưu Xuân Kiên trộm cà phê của người dân ở Lâm Đồng.
Niên vụ này, cà phê được mùa, được giá, người trồng ở Tây Nguyên phấn khởi nhưng cũng thấp thỏm vì bị hái trộm cà phê. Chính quyền, công an các tỉnh Tây Nguyên liên tục tăng cường tuần tra kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự mùa thu hoạch cà phê.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tuần qua, một trong những vấn đề dư luận rất quan tâm, là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (BCĐ).

HĐND TP HCM đồng ý thử nghiệm phương tiện bay không người lái

Đại biểu biểu quyết tại Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP HCM khóa X. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP HCM khóa X vừa biểu quyết thông qua nghị quyết quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn TP HCM. Đây là nội dung cụ thể hóa triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.