Nga xây cảng hàng hóa mới 2,4 tỷ USD để 'vươn' ra phát triển vùng Viễn Đông

Tuyến đường biển Bắc Cực của Nga dự kiến vận tải 80 triệu tấn hàng hóa vào năm 2024. Ảnh: Sputnik
Tuyến đường biển Bắc Cực của Nga dự kiến vận tải 80 triệu tấn hàng hóa vào năm 2024. Ảnh: Sputnik
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác với một số công ty ở Viễn Đông để xây dựng một cảng hàng hóa đa năng mới ở Vladivostok.

Công ty phát triển nhà nước VEB.RF thông báo, Thỏa thuận được thực hiện bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở Vladivostok. “VEB.RF, Chính quyền vùng Primorsky, Bộ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực Liên bang Nga, Tổng công ty Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực và Trung tâm Phát triển Cơ sở hạ tầng Cảng đã ký thỏa thuận hợp tác thực hiện của một dự án cảng quy mô lớn”, bộ phận báo chí báo chí của Công ty cho biết.

Theo VEB.RF, khu liên hợp trung chuyển đa năng mới - Tân Cảng Vladivostok - sẽ được xây dựng tại Vịnh Sukhodol, cách Vladivostok 80 km. Việc xây dựng dự kiến ​​sẽ thu hút khoảng 180 tỷ rúp (2,4 tỷ USD) đầu tư từ nguồn vốn tư nhân.

Dự án bao gồm việc xây dựng một bến than với công suất 12 triệu tấn một năm, hiện đang được thi công. Các nhà chức trách có kế hoạch mở rộng công suất của nó trong tương lai lên 20 triệu tấn mỗi năm. Các cơ sở khác bao gồm nhà ga container nước sâu và nhà ga hàng ngũ cốc. Tổng lượng hàng hóa lưu chuyển của cảng dự kiến ​​hơn 70 triệu tấn. Các nhà chức trách kỳ vọng nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực Viễn Đông.

"Việc thực hiện dự án sẽ là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng Viễn Đông", Bộ trưởng Bộ Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực của Nga Alexei Chekunkov cho biết.

“Cảng mới sẽ giảm chi phí vận chuyển và hậu cần cho các nhà khai thác các bến trung chuyển ở phía nam vùng Primorsky và trở thành động lực cho sự phát triển của các ngành liên quan, có thể tạo ra một ngôi nhà thân thiện với môi trường cho người dân Vladivostok và góp phần vào hoạt động vận chuyển hàng hóa trong khu vực", ông Alexei Chekunkov nói.

Đội tàu hộ tống tàu phá băng mới trên tuyến đường biển Bắc Cực của Nga. Ảnh: Getty Images

Đội tàu hộ tống tàu phá băng mới trên tuyến đường biển Bắc Cực của Nga. Ảnh: Getty Images

Trước đó, ngày 2/9, tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, Tổng thống Nga Putin cho biết, 80 triệu tấn hàng hóa dự kiến sẽ được vận chuyển dọc theo tuyến đường biển Bắc Cực của Nga vào năm 2024.

Tuyến đường chạy dọc theo bờ biển Bắc Cực của Nga và Siberia, từ Biển Kara ở phía đông Novaya Zemlya đến eo biển Bering. Tuyến đường nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga ở vùng Bắc Cực, dài 5.500 km là một trong ba tuyến đường vận tải nối Viễn Đông của Nga với phần châu Âu của đất nước.

Con đường biển Bắc Cực hiện là con đường ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Nó thường bị đóng cửa trong vài tháng do lớp băng dày, nhưng đội tàu hộ tống tàu phá băng mới được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề di chuyển trên vùng biển băng giá quanh năm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.