Nga triển khai tàu ngầm mang tên lửa khiến Tomahawk Mỹ “chào thua” ở Địa Trung Hải

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tàu ngầm Rostov-on-Don chạy bằng diesel điện được đóng theo dự án đóng tàu 636.3 của Hạm đội Biển Đen của Nga đã bắt đầu việc triển khai ở vùng biển xa và sẽ sớm gia nhập lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải của Hải quân Nga.

Hãng tin TASS dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga ngày 27/4 cho biết, tàu Rostov-on-Don đã lên đường triển khai tới Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết liệu tàu ngầm Rostov-on-Don sẽ thay thế tàu ngầm Krasnodar cùng loại hiện đang được triển khai trong Đội tàu Địa Trung Hải của Hải quân Nga hay sẽ tham gia lực lượng đặc nhiệm này.

Các tàu được đóng theo dự án 636.3 của Hạm đội Biển Đen trong quá trình triển khai trong Đội tàu Địa Trung Hải của Hải quân Nga đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr chống lại các mục tiêu khủng bố ở Syria.

Thông thường, 2 trong số các tàu ngầm được đóng theo Dự án 636.3 của Hạm đội Biển Đen được triển khai trong Đội tàu Địa Trung Hải. 

Việc triển khai các tàu này thường kéo dài trung bình 18 tháng, trong khi các thủy thủ đoàn được luân chuyển cứ sau 3 tháng. 

Trong số 2 tàu được triển khai vào đợt trước, tàu ngầm Stary Oskol đã rời Đội tàu Địa Trung Hải để sửa chữa tại Nhà máy Hàng hải Kronshtadt thuộc Tập đoàn Đóng tàu United của Nga còn tàu Krasnodar vẫn ở lại Địa Trung Hải. 

Dự án 636.3 là dự án đóng các tàu ngầm diesel-điện thế hệ thứ 3 của Nga, do Cục thiết kế trung tâm Rubin của nước này thiết kế.

Các tàu thuộc dự án trên dài 74m, có kết cấu thân tàu mạnh mẽ, có lượng giãn nước 3,95 nghìn tấn, độ sâu hoạt động của tàu lên tới 240m, có thể lặn xuống độ sâu tối đa 300m.

Tàu ngầm của dự án này có phạm vi hoạt động lên đến gần 12.100km, với tốc độ lên tới 20 hải lý/giờ.

Được đánh giá là tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới, các tàu này có thể hoạt động trên biển trong 45 ngày với thủy thủ đoàn gồm 52 người. 

Các tàu này được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân, hệ thống quản lý thông tin tự động hiện đại, tên lửa có độ chính xác cao và ngư lôi mạnh mẽ.

Điểm đáng chú ý ở các tàu này là chúng được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Theo giới chức Nga, đây là tên lửa có khả năng triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách 2.600 km và có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng không cũng như lá chắn tên lửa nào.

Bởi, trong chuyến bay, tên lửa này của Nga liên tục thay đổi chiều cao và phương hướng, khiến đối phương khó lòng phát hiện. Kalibr được đánh giá là có những tính năng vượt trội tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Tàu Petropavlovsk-Kamchatsky được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg vào ngày 28/3 vừa qua.

Do khả năng ẩn mình tốt nên những tàu ngầm này còn được NATO gọi là “hố đen”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.