Sau một thời gian chờ đợi, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Iskander đầu tiên đi vào phục vụ quân đội Nga tại quân khu Byelorussian.
Đây là động thái mang tính phòng vệ của Nga.
Trong những tuyên bố trước đó, các nhà lãnh đạo Nga dọa sẽ triển khai hệ thống Iskander ở vùng lãnh thổ Kaliningrad nếu NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan mà không có sự phê duyệt của Nga.
Tư lệnh quân khu Byelorussian, tướng Arkady Bakhin phát biểu: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Hiện nay, hoạt động chủ yếu là tái trang bị và phân phối các loại vũ khí mới”.
Hệ thống Iskander đầu tiên được triển khai này nằm trong Chương trình trang bị vũ khí quốc gia giai đoạn 2005-2007 của Nga.
Theo đó, nước này sẽ trang bị khoảng 60 hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander cho 5 trong 10 lữ đoàn tên lửa, bố trí trên toàn lãnh thổ.
Tên lửa đường đạn Iskander có chiều dài 7,3 m với đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800 đến 4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tên lửa lắp động cơ tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn của hãng Soyuz NPO.
Tốc độ bay của tên lửa khá cao, cho phép đột phá vào các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Iskander có thể mang các loại đầu đạn thông thường khác nhau có khối lượng 480 đến 700 kg, tuỳ thuộc chủng loại.
Theo một số chuyên gia, các tên lửa trong hệ thống Iskander bao gồm các loại: đầu đạn chùm chứa đạn con phá-mảnh sát thương và chống phương tiện kỹ thuật, đầu đạn nổ mạnh đơn khối, đầu đạn nhiên liệu dạng khí; đầu đạn xuyên nổ mạnh chống boongke và đầu đạn phá-mảnh chống radar. Iskander cũng có thể mang một đầu đạn hạt nhân mặc dù khả năng này không được công bố công khai.
Hệ thống Iskander được thiết kế trong chiến thuật tấn công những mục tiêu nhỏ nhưng quan trọng. Đây là giải pháp thay thế cho hai hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động tầm ngắn tiền nhiệm là Tochka và Tochka-U (với tầm bắn chỉ là 70 và 120 km).
Hiện tại, biến thể Iskander mà Nga xuất khẩu có tầm bắn chỉ khoảng 280 km nhưng biến thể sử dụng trong Lục quân Nga có tầm bắn 500 km.
Trước đó, Nga đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu các biến thể của Hệ thống tên lừa đạn đạo Iskander cho nhiều đối tác khác nhau từ năm 1999. Năm 2000, Syria và Iran đã bày tỏ sự quan tâm tới Iskander nhưng Nga phải từ chối vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Israel. Tiếp theo, năm 2004, Nga lại ký hợp đồng bán 18 hệ thống Iskander cho Syria nhưng rốt cuộc, Tổng thống Putin hủy bỏ vào phút cuối.
Gần đây nhất, viện Novator đã chào bán hệ thống tên lửa Club-M trang bị tên lửa hành trình 3M14E và tên lửa chống hạm 3M54E/E1 (SS-N-27). Thực chất, hệ thống Club-M là biến thể của hệ thống Iskander để xuất khẩu. Lời chào hàng được Các tiểu vương quốc Arab (UAE) để mắt.
Tên lửa trong hệ thống Inskander. |
Trong những tuyên bố trước đó, các nhà lãnh đạo Nga dọa sẽ triển khai hệ thống Iskander ở vùng lãnh thổ Kaliningrad nếu NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan mà không có sự phê duyệt của Nga.
Tư lệnh quân khu Byelorussian, tướng Arkady Bakhin phát biểu: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Hiện nay, hoạt động chủ yếu là tái trang bị và phân phối các loại vũ khí mới”.
Hệ thống Iskander đầu tiên được triển khai này nằm trong Chương trình trang bị vũ khí quốc gia giai đoạn 2005-2007 của Nga.
Theo đó, nước này sẽ trang bị khoảng 60 hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander cho 5 trong 10 lữ đoàn tên lửa, bố trí trên toàn lãnh thổ.
Tên lửa đường đạn Iskander có chiều dài 7,3 m với đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800 đến 4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tên lửa lắp động cơ tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn của hãng Soyuz NPO.
Tốc độ bay của tên lửa khá cao, cho phép đột phá vào các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.
Iskander có thể mang các loại đầu đạn thông thường khác nhau có khối lượng 480 đến 700 kg, tuỳ thuộc chủng loại.
Hệ thống Inskander là công cụ Nga tạo áp lực lên hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đặt tại Ba Lan. |
Theo một số chuyên gia, các tên lửa trong hệ thống Iskander bao gồm các loại: đầu đạn chùm chứa đạn con phá-mảnh sát thương và chống phương tiện kỹ thuật, đầu đạn nổ mạnh đơn khối, đầu đạn nhiên liệu dạng khí; đầu đạn xuyên nổ mạnh chống boongke và đầu đạn phá-mảnh chống radar. Iskander cũng có thể mang một đầu đạn hạt nhân mặc dù khả năng này không được công bố công khai.
Hệ thống Iskander được thiết kế trong chiến thuật tấn công những mục tiêu nhỏ nhưng quan trọng. Đây là giải pháp thay thế cho hai hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động tầm ngắn tiền nhiệm là Tochka và Tochka-U (với tầm bắn chỉ là 70 và 120 km).
Hiện tại, biến thể Iskander mà Nga xuất khẩu có tầm bắn chỉ khoảng 280 km nhưng biến thể sử dụng trong Lục quân Nga có tầm bắn 500 km.
Trước đó, Nga đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu các biến thể của Hệ thống tên lừa đạn đạo Iskander cho nhiều đối tác khác nhau từ năm 1999. Năm 2000, Syria và Iran đã bày tỏ sự quan tâm tới Iskander nhưng Nga phải từ chối vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Israel. Tiếp theo, năm 2004, Nga lại ký hợp đồng bán 18 hệ thống Iskander cho Syria nhưng rốt cuộc, Tổng thống Putin hủy bỏ vào phút cuối.
Gần đây nhất, viện Novator đã chào bán hệ thống tên lửa Club-M trang bị tên lửa hành trình 3M14E và tên lửa chống hạm 3M54E/E1 (SS-N-27). Thực chất, hệ thống Club-M là biến thể của hệ thống Iskander để xuất khẩu. Lời chào hàng được Các tiểu vương quốc Arab (UAE) để mắt.
Theo Đất Việt