Nga trang bị tên lửa “xé nát mọi hệ thống phòng thủ” cho lực lượng chiến lược

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (SMF) sẽ bắt đầu thay thế các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Voyevoda hiện đang sử dụng bằng các tên lửa Sarmat mới vào năm tới.

Theo hãng tin TASS, thông tin trên được Đại tá Sergey Karakayev - Tư lệnh SMF, công bố. “Bắt đầu từ năm 2022, theo kế hoạch, chúng ta sẽ bắt đầu loại bỏ dần hệ thống tên lửa Voyevoda phóng từ bệ phóng hạng nặng và thay thế bằng tên lửa Sarmat”, ông Karakayev cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Krasnaya Zvezda.

Là tên lửa tối tân của Nga, hệ thống tên lửa RS-28 Sarmat đã được phát triển từ những năm 2000 để thay thế cho ICBM R-36M2 Voyevoda.

Đến diễn đàn kỹ thuật quân sự Armia 2019, các thông số về tên lửa này đã lần đầu được công bố, theo đó, siêu tên lửa Sarmat có chiều dài 35,5m, với tầm bắn 18.000km, trọng lượng phóng là 208,1 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 24.000km/h.

Giới chức Nga khẳng định, hệ thống tên lửa này có khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và trong tương lai.

Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ. Một số nguồn tin cho rằng Nga cũng trang bị cho tên lửa Sarmat 24 đầu đạn siêu thanh Yu-74.

Giới chức Nga khẳng định tên lửa có độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ sự hỗ trợ dẫn đường từ hệ thống vệ tinh toàn cầu GLONASS, với độ sai lệch tối đa chỉ khoảng 10m.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội hồi năm 2018, Tổng thống Nga Putin gọi đây là tên lửa “bất khả chiến bại”.

Một số nguồn tin khẳng định tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Sarmat của nước này có thể “xé nát” bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Một quan chức Nga khẳng định, đầu đạn cơ bản của Sarmat mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.

Các đầu đạn có tốc độ tối đa 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.