Nga trang bị siêu tên lửa “xé nát mọi hệ thống phòng thủ” cho các trung đoàn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga trong thời gian tới sẽ từng bước tái trang bị các tổ hợp Yars, Sarmat và Avangard tối tân cho tất cả các trung đoàn.

Hãng tin Sputnik dẫn lời Tư lệnh lực lượng tên lửa Nga Sergey Karakaev cho biết, tỷ lệ các hệ thống tên lửa hiện đại của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga hiện là 76% và sẽ được tăng lên đến 81% vào cuối năm nay.

“Theo kế hoạch hiện đại hóa Lực lượng tên lửa chiến lược, hiện nay, chúng tôi đang tích cực tiến hành tái trang bị các tổ hợp tên lửa Yars cho nhóm này”, Tướng Karakaev cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Krasnaya Zvezda.

Vẫn theo Tướng Karakaev, giới chức Nga cũng đang tiến hành công tác chuẩn bị để thử nghiệm tổ hợp mới với tên lửa Sarmat. “Sắp tới, chúng tôi có kế hoạch dần dần tái trang bị hệ thống tên lửa Yars, Avangard và Sarmat mới cho tất cả các đơn vị tên lửa”, ông này cho hay.

Là tên lửa tối tân của Nga, tên lửa Sarmat được cho là có thể vượt qua được các hệ thống phòng không tối tân hiện nay. Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ. Một số nguồn tin cho rằng Nga cũng trang bị cho tên lửa Sarmat 24 đầu đạn siêu thanh Yu-74.

Giới chức Nga khẳng định tên lửa có độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ sự hỗ trợ dẫn đường từ hệ thống vệ tinh toàn cầu GLONASS, với độ sai lệch tối đa chỉ khoảng 10m. Trong bài phát biểu trước Quốc hội hồi năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là tên lửa “bất khả chiến bại”.

Một số nguồn tin khẳng định tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Sarmat của nước này có thể “xé nát” bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. 

Đầu tháng 4/2019, ông Putin cho  biết, hệ thống tên lửa Sarmat đã bắt đầu đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Đến diễn đàn kỹ thuật quân sự Armia 2019, các thông số về tên lửa này đã lần đầu được công bố, theo đó, siêu tên lửa Sarmat có chiều dài 35,5m, với tầm bắn 18.000km, trọng lượng phóng là 208,1 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 24.000km/h.

Một quan chức Nga giấu tên hồi năm ngoái cũng khẳng định, đầu đạn cơ bản của Sarmat mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Các đầu đạn có tốc độ tối đa 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.

Việc phát triển dự án Sarmat bắt đầu vào năm 2011. Tên lửa này khi được đưa vào sử dụng sẽ thay thế tên lửa chiến lược nặng nhất thế giới Voevoda, có thể tấn công các mục tiêu cả qua Bắc Cực và qua Nam Cực, vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa. Sarmat được phát triển bởi Trung tâm mang tên Makeyev và sẽ được sản xuất tại Krasmash.

Tháng 12/2019, Thượng tướng Sergei Karakaev - Chỉ huy của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga – cho biết giới chức Nga đã bắt đầu công việc chuẩn bị cho trung đoàn đầu tiên của tổ hợp tên lửa Uzhur được tái trang bị hệ thống tên lửa Sarmat.

Còn hệ thống tên lửa Avangard, cùng với các hệ thống vũ khí tiên tiến khác của Nga, đã được Tổng thống Putin giới thiệu trong thông điệp đọc trước Quốc hội Liên bang vào tháng 3/2018. Theo Tổng thống Nga, tên lửa này có khả năng tăng tốc đến 20 lần tốc độ âm thanh.

Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, trung đoàn tên lửa đầu tiên được trang bị Avangard vào cuối năm ngoái đã được biên chế cho đơn vị trực chiến tại tỉnh Orenburg.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.