Nga thử nghiệm trực chiến 'vũ khí vô hình' Peresvet

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Quân đội Nga đã đưa các tổ hợp laser “Peresvet” và thực hiện nhiệm vụ trực chiến thử nghiệm, theo Sputnik.

Theo hãng tin trên, tổ hợp laser quân sự mới nhất của Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên giới thiệu trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang vào tháng 3/2018.

“Chúng ta biết rằng một số nước đang phát triển các loại vũ khí dựa trên các nguyên lý vật lý mới. Có cơ sở để cho rằng, trong lĩnh vực này chúng ta cũng đã có một bước tiến vượt trội với những kết quả đáng kể trong lĩnh vực phát triển vũ khí laser”, ông Putin nói.

Theo Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga, quân đội Nga sẽ sớm nhận các tổ hợp chiến đấu laser, mở rộng đáng kể khả năng của Nga trong lĩnh vực quốc phòng.

Trong phát biểu lúc bấy giờ, ông Putin cũng đã kêu gọi người dân Nga đặt tên cho loại vũ khí mới. 

Sau thời gian mở cửa để công chúng bầu chọn công khai trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp chiến đấu laser mới đã được “chốt” tên Peresvet để vinh danh một chiến binh Nga thời Trung Cổ.      

Đến cuối năm 2018, Nga đã chính thức triển khai hệ thống vũ khí laser Peresvet vào trực chiến. Đây được đánh giá là một trong những loại vũ khí phức tạp nhất về điều khiển và bảo trì mà quân đội Nga đang sở hữu.

Theo giới chức Nga, bề ngoài, vũ khí này có hình dáng giống như một container chở hàng trên khung gầm có bánh xe, phía trước có tháp pháo được điều khiển từ xa. 

Các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp vẫn được giữ bí mật nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng vũ khí laser sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa.

“Vũ khí laser có thể được sử dụng để đối phó hiệu quả với các loại phương tiện chiến đấu trên không, vũ khí có độ chính xác cao hoặc thiết bị tình báo quang điện tử. Ví dụ, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ nếu bị chùm tia laser “chạy” qua sẽ bị mất mục tiêu và tự phát nổ”, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho hay.

Bên cạnh đó, vũ khí laser của Nga cũng đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại những thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ - những mục tiêu giả được thiết kế để phát hiện và vô hiệu hóa hệ thống phòng không. 

Peresvet cũng có thể ảnh hưởng đến máy bay, làm chúng mất định hướng, làm mù mắt phi công.

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp Peresvet sẽ được nâng cấp trong những năm tới. Nó sẽ trở nên nhỏ gọn hơn, giảm số lượng máy phụ trợ và số người trong kíp lái.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.