Nga rút khỏi Hội đồng châu Âu

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal phát biểu trước Hội đồng châu Âu qua video trong phiên họp bất thường tại Strasbourg, Pháp, ngày 14/3.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal phát biểu trước Hội đồng châu Âu qua video trong phiên họp bất thường tại Strasbourg, Pháp, ngày 14/3.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố ngày 15/3, Nga sẽ rút khỏi Hội đồng châu Âu.

Theo Sputnik, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) Pyotr Tolstoy ngày 15/3 cho biết, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã chuyển một bức thư tới Tổng Thư ký của Hội đồng châu Âu về việc rút khỏi tổ chức này.

Lá thư nêu rõ: “Tất cả trách nhiệm về việc phá vỡ đối thoại với Hội đồng châu Âu thuộc về các nước NATO”.

Lá thư của ông Lavrov cũng viết: “Do các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị chưa từng có mà châu Âu áp đặt đối với Nga, Nga sẽ không trả phí thường niên cho Hội đồng châu Âu”.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, các nước NATO và Liên minh châu Âu, lợi dụng số lượng đa số trong Hội đồng châu Âu, đã phá hủy tiềm năng thống nhất của tổ chức và biến nó thành công cụ của chính sách chống Nga. Moscow nhấn mạnh, mọi trách nhiệm về việc phá hủy không gian nhân đạo và pháp lý chung trên lục địa này đều do những ai buộc Nga rời khỏi Hội đồng châu Âu gánh chịu.

Nhấn mạnh Nga đang rời khỏi tổ chức dựa trên “ý muốn tự do của riêng mình”, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Tolstoy giải thích rằng “quyết định cân bằng và thấu đáo” này được đưa ra trong bối cảnh Hội đồng Nghị viện Ủy hội châu Âu (PACE) đang thảo luận các biện pháp trừng phạt Nga mà ông cho là có thể dẫn đến một nghị quyết chống Nga dựa trên những quy tắc không liên quan đến tình hình thực tế.

Cùng ngày, trong tuyên bố trên Telegram, ông Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế cho biết, khi rời khỏi Hội đồng châu Âu, Nga sẽ “buộc phải từ bỏ Công ước châu Âu về quyền con người. Song ông khẳng định nhân quyền ở Liên bang Nga sẽ được đảm bảo "bằng mọi cách và vô điều kiện”.

Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Nga sẽ tiếp tục thực thi các phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu, đã được thông qua trước đây, nếu chúng không đi ngược lại với hiến pháp của đất nước. Nga cũng vẫn là một bên ký kết các hiệp ước nhân quyền quốc tế quan trọng.

Hãng tin CNN cho biết, Hội đồng châu Âu, với mục đích ngắn gọn là duy trì nhân quyền, pháp quyền và tách biệt với Liên minh châu Âu, đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga vào ngày 25/2, một ngày sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

CNN cũng cho biết thêm, Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Marija Pejčinović Burić đã được thông báo về việc rút khỏi Hội đồng châu Âu của Nga.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.