Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở

(PLVN) - Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đang bắt đầu các thủ tục trong nước để rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Sputnik đưa tin.

"Do thiếu tiến bộ trong việc tháo gỡ các trở ngại đối với việc tiếp tục vận hành hiệp ước theo các điều kiện mới, Bộ Ngoại giao Nga được phép thông báo về việc bắt đầu các thủ tục trong nước đối với việc rút Liên bang Nga khỏi Hiệp định. Sau khi hoàn thành, thông báo tương ứng sẽ được gửi đến cơ quan" - thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Theo ghi nhận của Bộ Ngoại giao Nga, ngày 11/11/2020, Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở với một "lý do xa vời". Điều đó làm xáo trộn đáng kể cán cân lợi ích của các quốc gia tham gia, vốn đạt được khi ký kết hiệp ước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động, vai trò của Hiệp ước Bầu trời mở như một công cụ xây dựng lòng tin và an ninh.

"Phía Nga đã đưa ra đề xuất cụ thể phù hợp với những điểm cơ bản của thỏa thuận, để duy trì khả năng tồn tại trong điều kiện mới. Chúng tôi rất tiếc phải nói rằng, những đề nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các đồng minh của Mỹ” - Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Có hiệu lực từ năm 2002, Hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên công khai thu thập thông tin về các lực lượng và hoạt động quân sự của nhau. 34 quốc gia tham gia hiệp ước.

Vào cuối tháng 5/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận. Theo Washington, lý do khiến Mỹ rút khỏi là do Nga liên tục vi phạm. Mỹ cáo buộc Nga sử dụng "Bầu trời mở" như một công cụ "cưỡng bức quân sự". Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc vi phạm. Vào đêm ngày 22/11/2020, Mỹ đã hoàn tất thủ tục rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.