Ngã rẽ cuộc đời của nữ doanh nhân trẻ Nguyễn Thùy Linh

Tổng Giám đốc thương hiệu Gentleman Leather for Man Nguyễn Thuỳ Linh
Tổng Giám đốc thương hiệu Gentleman Leather for Man Nguyễn Thuỳ Linh
(PLO) - 5 năm kinh doanh và sản xuất đồ da, trải qua nhiều vất vả, khó khăn nhiều khi tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng doanh nhân Nguyễn Thuỳ Linh, Tổng Giám đốc thương hiệu Gentleman Leather for Man vẫn quyết tâm không lùi bước mà ngày càng say mê, mở rộng quy mô kinh doanh cũng như thị trường. Mục tiêu của bà là mang đến cho người tiêu dùng sự trải nghiệm trong từng sản phẩm đồ da, đi chậm và tiến chắc từng bước. 

Sau 2 năm tốt nghiệp từ chuyên ngành kế toán, Đại học Công đoàn, Thùy Linh đột ngột rẽ trái sang sản xuất và kinh doanh đồ da dành cho nam giới với thương hiệu Gentleman.

Kế toán là ngành mà nhiều bạn trẻ mơ ước, vậy sao bà lại từ bỏ để theo đuổi kinh doanh. Trong khi đó, kinh doanh với nữ giới là nghề rất vất vả, cộng thêm trách nhiệm với gia đình, 5 năm với bà liệu đã là sai lầm? 

- Đến bây giờ tôi vẫn tự hỏi mình, tại sao mình không bắt đầu sớm hơn nữa. Đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh. Thực tế từ năm 2008 khi đang đi học tôi đã bắt tay vào kinh doanh thương mại. Tôi vừa đi học, vừa nhập mặt hàng túi xách, đồng hồ để bán online.

Tuy nhiên, kinh doanh nhỏ lẻ như vậy không mang lại thu nhập cao và không thoả mãn được niềm đam mê kinh doanh của tôi. Do đó, tôi đã nung nấu ý định tại sao mình không nhập về, mở cửa hàng kinh doanh? Và tôi đã nuôi ý định này đến khi ra trường. 

Cơ duyên nào đưa bà đến với lĩnh vực đồ da?

- Ra trường, ý định kinh doanh của tôi đành phải tạm gác khi nguồn vốn chưa có. Tôi đã đi làm kế toán tại một công ty. Nhưng làm được 2 năm thấy tẻ nhạt, không nhiệt huyết với nghề nên lúc đó tôi mới định hình lại bản thân và thấy rằng kinh doanh mới làm tôi thoả mãn. Vì thế tôi bắt đầu xem xét, nghiên cứu tiếp tục lựa chọn mặt hàng túi xách để kinh doanh.

Nhưng động lực mạnh hơn để tôi đến với đồ da nam rất đơn giản, đó là có một dịp, vợ chồng tôi mất khá nhiều thời gian để tìm mua một chiếc túi với chất lượng đảm bảo, hình thức ưa nhìn nhưng giá phải phù hợp. Chính điều này khiến tôi nghĩ, tại sao mình không làm túi khi có nguồn nhập hàng?

Với ý định ban đầu như vậy, tôi đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Khi đó, tôi thấy thị trường đồ da trong nước còn bị bỏ ngỏ, ít người đầu tư kinh doanh, chưa có sự cạnh tranh nhiều bởi thị trường kinh doanh chủ yếu vào lĩnh vực vải và những sản phẩm rẻ tiền... nên cơ hội thành công khá lớn. Từ những yếu tố đó, tôi nghiêm túc bắt tay vào kinh doanh đồ da.

Ban đầu vốn ít nên tôi phải rủ thêm người bạn kinh doanh cùng. Khởi đầu tôi thuê cửa hàng nhập khẩu kinh doanh thương mại ví, túi sách cho nam giới và lấy thương hiệu Gentleman Leather for Man. Trong quá trình làm tôi thấy phát triển tốt nhưng nhận thấy nếu mình chỉ bán ví, túi xách nhập thì không ổn, doanh thu cũng như lợi nhuận không cao, không bền vững.

Cộng với anh trai làm đồ da thủ công đã có kinh nghiệm nhiều năm tại Hoà Bình... nên tôi quyết định làm đồ da handmade. Tôi làm mạnh sản phẩm may máy, sau đó kết hợp thêm cùng đồ handmade đưa ra thị trường.

Nhiều người cho rằng, mới ra trường, “trường đời” còn chưa nhiều cũng như chưa có kinh nghiệm nên kinh doanh rủi ro rất cao. Bà có nghĩ như vậy không? 

- Bắt tay vào kinh doanh khó khăn nhất với tôi là vốn. Bởi mình không có tài sản để thế chấp, mà vay ngân hàng phải dựa vào mối quan hệ bạn bè, người thân... Khi đó tôi thì quá trẻ nên bạn bè, người thân thiếu tin tưởng.

Bản thân bố mẹ tôi chỉ mong muốn định hướng cho tôi đi làm nhà nước, an phận thôi chứ không hướng tôi ra ngoài kinh doanh lập nghiệp vì sợ con khó khăn... Nhưng thương con, tôn trọng quyết định của con, bố mẹ tôi thế chấp sổ đỏ của nhà để cho tôi vay mở cửa hàng đầu tiên.

Có thời điểm tôi vô cùng bí bách vốn, phải mang chiếc xe máy PIAGIO đi đặt lấy 30 triệu và trả lãi 5 -6 nghìn/triệu/ngày để trả tiền hàng. Vài năm sau, ngân hàng có chính sách cho vay tiêu dùng chỉ cần thế chấp bảng lương thì vợ chồng tôi vay được 100 triệu và tôi bắt đầu xoay sở kinh doanh  bằng 100 triệu đó.

Thời điểm cách đây 5 năm khác bây giờ nhiều lắm, lúc đó chập chững kinh doanh, chưa được “va đập” thị trường, chưa được tiếp xúc nhiều để kinh doanh, bản thân chưa được học về kinh doanh... nhiều lúc cứ nghĩ tiếc, “giá mình quyết định học kinh doanh thì con đường kinh doanh rõ ràng hơn”.

Cái khó nữa với tôi là kinh nghiệm kinh doanh cũng không nhiều. Chỉ là chút bài học ít ỏi từ hồi sinh viên bán hàng online, chơi chứng khoán từ lúc còn sinh viên bị mất 20 triệu... Vì thế  có thể nói thương hiệu Gentleman Leather for Man tôi gây dựng lên từ tay trắng, nên tôi đi rất chậm, đi lần từng bước để “nghe, ngóng” thị trường.

Cùng với đó, vào thời điểm mới gây dựng, tôi chưa định vị được hàng may máy và hàng handmade như thế nào nên gặp khó khăn rất nhiều, bởi vì là tôi không mạnh về đồ nam nhiều mặc dù thích đồ nam. Sau khi làm 1 năm bán về túi thì vào vụ đông, tôi loay hoay kinh doanh  như thế nào để duy trì doanh thu?

Chính lúc đó, vào năm 2014 tôi mới nảy ra quyết định làm áo da kết hợp với nhập về bán. Nhưng với áo da, tôi không tự làm được mà quyết định bôn ba vào TPHCM tìm đối tác, thành lập xưởng, tuyển thợ may, tìm nguồn nguyên liệu đầu vào và sản xuất. Sau đó tôi có cơ duyên gặp và làm việc với những đối tác lớn như Ấn Độ và Ý để có thể nhập da trực tiếp về và tuyển đào tạo thợ may tại TPHCM.

Phải chăng bà chưa tự tin với sản phẩm handmade của mình khi mà bà vẫn nhập sản phẩm nguyên chiếc kinh doanh song song?

- Không phải vậy. Lúc mới bắt tay vào sản xuất, tôi đã nghĩ, nếu như chỉ bán những sản phẩm của Công ty với mức giá sản phẩm 10 triệu  – 20 triệu thì người ta không có sự so sánh, sẽ không thấy hết được giá trị của những sản phẩm handmade.

Nhưng nếu cầm hai chiếc áo sản xuất trong nước và nhập khẩu, người tiêu dùng sẽ phân biệt được về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm. Họ sẽ nhận biết được hai chiếc áo chỉ khác nhau về công nghệ thuộc da, còn về đường chỉ hay về cắt may thì hoàn toàn chất lượng như nhau.

Tôi làm như vậy để dần đưa sản phẩm Công ty đến tay người tiêu dùng cũng như xây dựng thương hiệu. Tôi đang cố gắng năm 2018 này đưa ra được những sản phẩm lên tầm như hàng nhập. Tôi muốn tiến từng bước chắc chắn.

Nhiều hộ kinh doanh cá thể sản xuất kinh doanh đã rất lâu, có thể 10 năm, 20 năm thậm chí lâu hơn nhưng họ vẫn không muốn chuyển đổi lên thành doanh nghiệp vì nhiều lý do. Nhưng với Gentleman Leather for Man thì ngược lại?

- Làm kinh doanh cá thể thì chi phí ít, không phải đóng phí bảo hiểm y tế- xã hội cho người lao động, trả lương theo thoả thuận, đóng thuế ít... Thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc phải tuân thủ các quy định của Nhà nước như thuế, phải đóng bảo hiểm cho người lao động... khác hơn hộ kinh doanh cá thể.

Thực tế làm doanh nghiệp chi phí lớn còn kinh doanh cá thể chi phí thấp, lãi nhiều hơn. Tuy nhiên, để người lao động gắn bó với mình, thương hiệu được khẳng định và tiến tới vươn ra thị trường thế giới, chúng tôi đã thành lập doanh nghiệp vào năm 2016.

Doanh nghiệp mới đang trên đà phát triển, còn “trẻ” nên chịu áp lực thuế, bảo hiểm xã hội... do đó chúng tôi phải cố gắng nhiều, bởi sản phẩm đang làm nhằm gây dựng thương hiệu nên không đặt mục tiêu lợi nhuận nhiều.

Nhưng khi thành lập doanh nghiệp, tôi thấy doanh nghiệp ổn định hơn về mọi mặt, người lao động được đóng bảo hiểm, được hưởng những quyền lợi như bao doanh nghiệp lớn khác, đây cũng chính là sợi dây gắn kết người lao động với doanh nghiệp. 

Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dường như được bà đặt lên hàng đầu?

- Đến thời điểm này, sau gần 3 năm thành lập Công ty và 5 năm kinh doanh thì Công ty vững về kinh tế một phần thôi còn khó khăn ở phía trước rất nhiều. Chẳng hạn như làm thương hiệu bên tôi chưa dám làm bởi thực chất sản phẩm làm ra chưa nhiều và nâng quá cao để lấy chi phí truyền thông quảng bá làm thương hiệu. Giá thành Công ty chỉ tính công làm lãi là chính, thêm vào đó Công ty còn phải thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội...

Hiện Công ty có khoảng 30 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 02 người nước ngoài (một người Ấn Độ, một người Indonesia). Chúng tôi tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước cũng như nghĩa vụ với người lao động.

Hiện mức lương Công ty đang trả chưa quá cao nhưng tôi hứa với các bạn là lương còn tăng và sẽ cao. Và tôi không hứa suông, các bạn làm các bạn sẽ được hưởng xứng đáng với công sức bỏ ra, khi các bạn có tay nghề cao cho ra sản phẩm tốt hơn thì tôi sẽ trả mức lương cao hơn nữa.

Ấp ủ xây dựng thương hiệu Việt cho đồ da nam, vậy để biến giấc mơ thành hiện thực, bà đã chuẩn bị những gì cho doanh nghiệp mình?

- Thế mạnh của chúng tôi là áo và đồ da nam handmade. Hiện Công ty có sản phẩm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Vì sản phẩm handmade nên không ra được số lượng lớn để mở thị trường.

Hiện sản phẩm túi, giày Công ty thuê một công ty của Ý gia công thêm. Công ty đang “tham” nhiều mặt hàng quá, quần áo, giày dép, túi sách, phụ kiện. Vì  tôi rất muốn khi người tiêu dùng đã vào cửa hàng thì có thể chọn đủ các sản phẩm ưa thích về đồ da từ ví, dây lưng, túi xách đến giày dép, áo...

Và khi người tiêu dùng mua sản phẩm của mình rồi họ sẽ gắn kết với thương hiệu suốt quá trình dùng sản phẩm. Sau đó, họ muốn mua đồ da khác hay đặt thì Công ty sẵn sàng đáp ứng. 

Sắp tới Công ty liên kết với một số xưởng tại TPHCM để đóng giày theo sở thích về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả mà khách hàng lựa chọn. Điều này sẽ loại bỏ dần những sản phẩm giá trị thấp mà thay thế bằng các sản phẩm cao cấp.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ cho ra đời dòng sản phẩm vest nam cao cấp bằng việc mở cửa cơ sở thứ tư. Các sản phẩm của chúng tôi sẽ đặt ở vị trí các phố lớn hay gần các trung tâm thương mại lớn nhằm phát triển các dòng sản phẩm da cao cấp cho nam giới.

Có thể bạn đặt câu hỏi tại sao chúng tôi không đưa các sản phẩm vào các trung tâm thương mại lớn? Tôi muốn chứ, nhưng chí phí quá cao. Tôi thuê ở ngoài, chi phí thấp khi đó giá thành sản phẩm thấp, còn nếu thuê trung tâm thương mại chi phí cao dẫn đến giá thành cao...  điều này đi ngược mục tiêu của Công ty hiện nay.

Quan điểm của tôi trong kinh doanh là không phá vỡ thị trường. Không cạnh tranh bằng cách lấy mạnh thắng yếu qua việc dìm giá thành mà chúng tôi cố gắng giữ vững vị trí và tiến chắc từng bước.

Xin cảm ơn bà!

Đọc thêm

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.

Làm điện sạch và những 'ngón nghề' của EVN

EVNGENCO3 đã vận hành 4 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, với 13 tổ máy, tổng công suất 2.540 MW, chiếm 4,54% công suất của hệ thống điện Việt Nam.
(PLVN) - Gần 30 năm kể từ khi ra đời Cụm Nhiệt điện khí Phú Mỹ cho đến bây giờ, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nhiệt điện khí LNG Quảng Trạch II, trị giá tỷ đô, EVN đã có trong tay một đội ngũ nhiều kinh nghiệm đầu tư, vận hành các dự án năng lượng sạch.

Người viết nên câu chuyện thành công của sữa đồng cỏ Ba Vì

Người viết nên câu chuyện thành công của sữa đồng cỏ Ba Vì
(PLVN) - Doanh nhân Nguyễn Thị Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Đồng Cỏ Ba Vì là một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành sữa Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, chị đã dẫn dắt công ty phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nông nghiệp sạch, bền vững tại Ba Vì. Dưới sự lãnh đạo của chị, thương hiệu Sữa Đồng Cỏ Ba Vì đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp sữa và chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng.

Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cung cấp hơn 400 động cơ LEAP-1B

Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cung cấp hơn 400 động cơ LEAP-1B
(PLVN) - Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Cộng hoà Pháp, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và CFM International - liên doanh giữa Safran Aircraft Engines và GE Aerospace - sau những biến động, ảnh hưởng của chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu, đã tái khẳng định cam kết các đơn đặt hàng cung cấp hơn 400 động cơ LEAP-1B cùng các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay thân hẹp của hãng, với tổng giá trị 8 tỷ Đô la Mỹ.

Kiến tạo vì doanh nghiệp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Còn vài ngày nữa là đến Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2024), tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân. Qua gần 40 năm đổi mới, phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã có các đội ngũ DN hùng hậu, nhiều DN có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Thành công đến từ sự tận tâm và chuyên nghiệp!

Thành công đến từ sự tận tâm và chuyên nghiệp!
(PLVN) - Chính thức ra đời từ năm 2016, Ngo Gia Tailor đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín, khẳng định thương hiệu trên địa bàn Thủ đô, cả nước và vươn ra thế giới. Bí quyết dẫn lối đến thành công của ông chủ thương hiệu đẹp trai, thân thiện, đáng mến Ngô Cường chỉ gói gọn trong hai từ “tận tâm” và “chuyên nghiệp”…

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
(PLVN) -  Ngày 15 và 16 tháng 11 tới đây tại TPHCM, InnoLab Asia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024  (Vietnam Innovation Summit 2024) với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững - Chung tay kiến tạo tương lai”

Hành trình xây dựng GC Food của 'Vua nha đam' Nguyễn Văn Thứ: Thành công từ triết lý kinh doanh 'tất cả cùng hạnh phúc'

Hành trình xây dựng GC Food của 'Vua nha đam' Nguyễn Văn Thứ: Thành công từ triết lý kinh doanh 'tất cả cùng hạnh phúc'
(PLVN) - Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của giới doanh nhân vào sự phát triển kinh tế đất nước, mà còn là dịp để nhìn lại những câu chuyện truyền cảm hứng từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (DN). Câu chuyện của doanh nhân Nguyễn Văn Thứ (Chủ tịch HĐQT Cty CP Thực phẩm G.C (GC Food)) là một trong số đó, không chỉ gắn liền với cây nha đam, mà còn với cách ông xây dựng DN dựa trên tầm nhìn “Tạo ra một thế giới hạnh phúc thông qua việc cung cấp chuỗi thực phẩm hạnh phúc”.

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp
(PLVN) -  Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Pháp.

Tập đoàn Trump và Công ty Cổ phần Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên công bố hợp tác chiến lược

Tập đoàn Trump và Công ty Cổ phần Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên hợp tác chiến lược phát triển tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf tiêu chuẩn quốc tế... (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -   Tập đoàn Trump và Công ty Cổ phần Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên (gọi tắt là: Công ty Hưng Yên), một công ty con của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HSX:KBC), đã công bố sự hợp tác vào hôm nay. Dự án này sẽ tập trung phát triển tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf theo tiêu chuẩn quốc tế, khu dân cư sang trọng và các tiện ích đẳng cấp tại Việt Nam.

Hưng Yên ký kết biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư Mỹ xây dựng Tổ hợp cao cấp 1,5 Tỷ USD

Hưng Yên ký kết biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư Mỹ xây dựng Tổ hợp cao cấp 1,5 Tỷ USD
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chuyến tháp tùng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Hoa Kỳ), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Hưng Yên và tổ hợp các nhà đầu tư quốc tế.