Ngã rẽ của võ sư từng mang trọng án trở thành “bác sĩ” cứu người

Sau khi ra tù, anh Bình hành nghề bốc thuốc cứu người
Sau khi ra tù, anh Bình hành nghề bốc thuốc cứu người
(PLO) -Từng là một võ sư trẻ, nhưng vì phòng vệ vượt quá giới hạn phòng vệ, anh Trần Văn Bình (1977, ngụ phường Vạn Thắng, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) phải mang tù tội. Sau những tháng ngày bất đắc dĩ gánh tội sát nhân, trở về cuộc sống đời thường, anh không chỉ là một công dân tốt mà còn giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn, là điểm tựa cho những người bệnh nghèo…
 

 

Vương vòng lao lý

Ngay từ nhỏ, với niềm đam mê võ thuật, sớm biểu hiện năng khiếu võ thuật hơn các anh em trong nhà nên anh Bình được bố mẹ cho theo học võ tại Bích Quang võ phái. Được học võ là cả một ước mơ vô cùng lớn nên anh cố gắng, chuyên tâm rèn luyện. 

Sau hơn 7 năm kiên trì theo đuổi võ thuật, anh Bình đã tinh thông những tuyệt kỹ môn phái khi mới 18 tuổi. Qua những lần thi đấu để khẳng định tên tuổi của mình, anh Bình đều quật ngã đối thủ trên võ đài. Nhờ các trận thắng vang dội cũng như lối ra đòn uyển chuyển, linh hoạt, giúp anh sớm trở thành huấn luyện viên võ thuật, tham gia đội tuyển võ thuật của tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1999, anh Bình phối hợp với Hội LHTN TP.Nha Trang mở điểm tập võ tại Nhà Văn hóa Thanh niên cho các em thanh, thiếu niên. Bình làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Ngoài thời gian tham gia công tác xã hội, anh còn học thêm nghề bốc thuốc đông y - một nghề gia truyền của gia đình.

Khi đã chọn võ thuật làm con đường phát triển sự nghiệp, ngoài Bích Quang võ phái, anh còn dành nhiều thời gian để chú tâm nghiên cứu, rèn luyện thêm judo, vật truyền thống, karatedo... Sau nhiều thành công liên tiếp trong các lần thi đấu võ đài, anh Bình được cấp bằng võ sư ở tuổi 25.

Anh bảo, mình thật sự đam mê võ thuật và từng có ý định gắn đời mình với sự nghiệp thể thao. Niềm mong ước ấy có lẽ đã thành sự thật nếu như không có một sự cố khiến cuộc đời anh phải rẽ sang một hướng khác.

“Tôi có thể đánh với nhiều người khá dễ dàng, cũng có thể hạ gục đối phương để tự vệ trong trường hợp cần thiết. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi vướng vào vòng lao lý khi quá tay với những tên kẻ cướp trong cái đêm định mệnh ấy”, anh Bình nhớ lại. 

Thời ấy, mẹ anh Bình có bán đồ ăn khuya vỉa hè. Vào đêm 19/3/2009, một buổi tối cuối tuần như thường lệ, anh đang phụ mẹ bán quán. Quán hôm đó khá đông khách, đa phần là cánh thanh niên đi chơi về khuya, một số ít các bác xe thồ, xe ôm lớn tuổi ăn đêm để về nhà sau khi kết thúc ngày làm việc vất vả. Trong đó, có anh Nhứt và nhóm bạn của anh là bạn trong xóm của anh Bình đến ăn ủng hộ.

Quá nửa đêm, bỗng xuất hiện một nhóm, người cầm đầu tên là Vũ, biệt danh là Cu Lùn, là thanh niên nổi tiếng quậy phá ở xóm Tân Quang kéo vào. Nhóm Cu Lù vừa vào đã buông lời chọc ghẹo mấy cô gái bàn bên cạnh. Lúc này, Bình và Nhứt đến nhắc nhở nên Cu Lùn hậm hực ra lấy xe máy chạy đi gọi đồng bọn tới. Ít phút sau, nhóm 10 người do tên Bảo Bò (một đàn anh có số má) kéo tới với nhiều hung khí như dao, gậy, có cả dao chặt đá, mã tấu.

Bảo Bò và Cu Lùn cùng đám đàn em lao vào đập phá hàng quán và đuổi khách. Quá bất bình trước hành động càn quấy nên anh Bình, Nhứt và nhóm bạn lập tức đánh trả. Bình vốn là con nhà võ, nên chỉ bằng tay không đã quật ngã, tước hung khí và đả thương nhiều đối tượng trong nhóm kia, trong đó Bảo Bò sau đó đã chết do vết thương quá nặng.

Sau sự việc, anh Bình bị kết án 5 năm tù về tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, nhờ cải tạo tốt nên đến tháng 8/2011, anh được ân xá trước thời hạn. 

Chữa bệnh cứu người

Trở lại cuộc sống đời thường, anh Bình không mặc cảm, tự ti mà hừng hực khí thế sống đẹp, sống cống hiến, sống tiếp cuộc đời của mình để xứng đáng một lần xuất hiện trên đời, sống cho cha mẹ và cả cho những người còn khó khăn hơn mình. Điều đáng buồn của anh là người vợ đã bỏ anh ra đi. 

Hằng ngày, anh Bình bắt đầu bằng công việc đi giao cà phê trên các tuyến đường của TP.Nha Trang. Với quan niệm uy tín, chất lượng đi đầu, sản phẩm của anh bán ra được nhiều người quan tâm và ủng hộ. Khi mặt trời bắt đầu lặn, anh lại trở về với tổ ấm, tiếp tục công việc phụ gia đình bên quán vỉa hè.

Mặc dù không còn là huấn luyện viên võ thuật, nhưng lúc rảnh là anh luyện võ. Anh bảo, luyện võ phần vì sức khỏe, phần để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Trong suốt quãng thời gian học võ từ khi còn nhỏ đến bây giờ, anh am hiểu sinh lý con người, huyệt mạch nên là điều kiện tốt để anh theo nghề đông y gia truyền của gia đình.

Mặc dù tất bật với công cuộc mưu sinh nhưng mỗi khi được người dân nhờ cậy, anh Bình lại xắn tay nắn gân, bẻ khớp cho những người gặp các chấn thương về xương khớp. Lâu dần thành quen, căn nhà nhỏ của anh trở thành điểm đến đầu tiên của những người không may trật gân, lệch khớp. 

“Trước đây, tôi được học các bài thuốc chuyên chữa trong phạm vi nghề võ cũng như các vết thương trong quá trình luyện võ. Giờ thấy có ích, tôi quyết định đem ra áp dụng, cứu chữa cho nhiều người tìm đến. Đây cũng là nghề tổ truyền chuyên về trật đả cốt khoa, về xương khớp, kinh mạch”, anh Bình cho biết.

Người dân phường Vạn Thắng chia sẻ, anh Bình là y sĩ giỏi nghề và giàu tâm, đức. Khi thăm khám cho người bệnh, anh luôn tiếp đón họ bằng sự chân thành, niềm nở đầy tôn trọng. Đặc biệt, anh sẵn sàng khám, chữa trị cho những người có hoàn cảnh khó khăn và có mặt khi người bệnh yêu cầu.

“Tôi cũng từng hụt hẫng vì vợ bỏ đi, nhưng cuộc đời còn nhiều người tốt. Chính quyền, lực lượng công an và bà con hàng xóm họ không bỏ rơi tôi. Họ dang tay giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn nhất. Cuộc đời không ai tránh khỏi sai lầm, nhưng cái quan trọng hơn là khắc phục sai lầm và bước tới tương lai”, anh Bình chia sẻ.

Ông Đoàn Ngọc Kết - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Vạn Thắng, cho biết: “Sau khi trở về địa phương, anh Bình là một công dân tốt. Hơn thế, anh còn hết sức nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Anh thường xuyên thăm hỏi, khuyến khích, động viên, giúp những người lầm lỡ, hoàn cảnh khó khăn để xây dựng cuộc sống, làm lại cuộc đời. Ngoài ra, amh còn là một danh y nổi tiếng tại địa phương về việc chữa bệnh xương khớp. Anh sẵn sàng khám, chữa bệnh miễn phí cho các trường hợp khó khăn nếu như họ cần đến sự giúp đỡ”.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.