Nga nêu thời điểm đưa siêu tên lửa vào trực chiến

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ưu tiên hàng đầu của Lực lượng Vũ trang Nga trong năm nay là đưa các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat tiên tiến vào chiến đấu, thúc đẩy việc vận hành máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160M nâng cấp.

Theo hãng tin TASS, thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexey Krivoruchko công bố ngày 26/1.

"Các nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2024 liên quan đến việc cung cấp kỹ thuật quân sự cho Lực lượng Vũ trang Nga là hoàn thành việc đưa các hệ thống ICBM Sarmat tiên tiến vào làm nhiệm vụ chiến đấu, đưa máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160M vào Lực lượng hàng không vũ trụ”, ông Krivoruchko tuyên bố.

Cùng với đó, Nga cũng sẽ đẩy mạnh việc đưa hệ thống tên lửa đất đối không S-500 vào trực chiến và đưa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược Knyaz Pozharsky vào phục vụ lực lượng Hải quân Nga.

Trước đó, hồi tháng 9/2023, Giám đốc Tập đoàn Roscosmos Yury Borisov cho biết, các hệ thống ICBM Sarmat tiên tiến đã nhận nhiệm vụ chiến đấu ở Nga. “Hệ thống tên lửa chiến lược Sarmat đã sẵn sàng chiến đấu”, ông Borisov nhấn mạnh.

Sarmat là hệ thống tên lửa chiến lược với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng hạng nặng, với trọng lượng vượt quá 200 tấn.

Là tên lửa tối tân của Nga, tên lửa này được cho là có thể vượt qua được các hệ thống phòng không hiện đại nhất hiện nay.

Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ. Một số nguồn tin cho rằng Nga cũng trang bị cho tên lửa Sarmat 24 đầu đạn siêu thanh Yu-74.

Giới chức Nga khẳng định tên lửa có độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ sự hỗ trợ dẫn đường từ hệ thống vệ tinh toàn cầu GLONASS, với độ sai lệch tối đa chỉ khoảng 10m.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội hồi năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là tên lửa “bất khả chiến bại”.

Một số nguồn tin khẳng định tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Sarmat của nước này có thể “xé nát” bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Tên lửa này được phát triển tại Trung tâm tên lửa Makeyev để thay thế hệ thống ICBM R-36M2 Voyevoda đã hoạt động trong Lực lượng tên lửa chiến lược Nga từ năm 1988.

Dựa trên ước tính của các chuyên gia, RS-28 Sarmat có khả năng mang đầu đạn MIRVed nặng tới 10 tấn tới bất kỳ địa điểm nào trên toàn thế giới ở cả Bắc và Nam Cực.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen
(PLVN) - Nhà Trắng thông báo Nga và Ukraine chấp thuận ngừng tập kích tàu thuyền trên Biển Đen, sau các cuộc đàm phán riêng biệt của Mỹ với phái đoàn hai nước ở Saudi Arabia hôm 23/3 và 24/3 vừa qua.

Cháy rừng tại Hàn Quốc, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi bị thiêu rụi

Cháy rừng tại Hàn Quốc thiêu rụi ngôi chùa 1.000 năm tuổi (Ảnh: Yonhap)
(PLVN) - Các đám cháy rừng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã thiêu rụi một ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi và buộc chính quyền phải ban hành lệnh sơ tán tại nhiều khu vực lân cận, bao gồm thành phố Andong và một ngôi làng lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Bảng xếp hạng toàn cầu đầu tiên về chính sách khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng nhờ chính sách của chính phủ. (Ảnh: EU-Startups)
(PLVN) - Trong bối cảnh thế giới ngày càng số hóa và kết nối, hệ sinh thái khởi nghiệp đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Bước ngoặt quan trọng gần đây, JF Gauthier, Giám đốc điều hành của Startup Genome và Christopher Haley đã công bố báo cáo APEXE, một khung đánh giá toàn cầu nhằm đo lường hiệu quả của các quốc gia trong việc chuyển đổi tiềm năng đổi mới thành hiệu suất hệ sinh thái khởi nghiệp.