Nga ký hợp đồng lớn xuất khẩu 'vũ khí chống tăng hiệu quả nhất thế giới'

Tên lửa của Nga.
Tên lửa của Nga.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tập đoàn Kalashnikov của Nga mới thông báo về việc ký hợp đồng xuất khẩu lớn về cung cấp hệ thống tên lửa phóng từ trên không 9K121 Vikhr.

“Một hợp đồng xuất khẩu lớn đã được ký kết để cung cấp tên lửa dẫn đường Vikhr-1 cho một quốc gia thân thiện”, hãng tin Sputnik dẫn tuyên bố từ Tập đoàn Kalashnikov cho biết.

Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula đã phát triển hệ thống tên lửa phóng từ trên không Vikhr vào đầu những năm 1980. Ban đầu, tổ hợp này được thiết kế để trang bị cho trực thăng tấn công và máy bay cường kích Su-25, nhưng cũng có thể được trang bị cho tàu mặt nước cỡ nhỏ.

Quân đội Nga bắt đầu đặt mua hệ thống này vào thập niên 2010. Vào năm 2014, tên lửa Vikhr bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Và Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga bắt đầu trang bị hệ thống này cho trực thăng Ka-52 vào năm 2015.

Theo công bố của Tập đoàn Kalashnikov, tên lửa dẫn đường phóng từ trên không Vikhr-1 được thiết kế để tấn công các mục tiêu bọc thép cơ động trên mặt đất được trang bị giáp phản ứng nổ và cả các mục tiêu trên không tốc độ trung bình như máy bay trực thăng, máy bay cường kích và máy bay không người lái (UAV).

Tổ hợp này tấn công hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không vào ban ngày, ban đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi, nhiệt độ vận hành -50°C đến +50°C”.

Tổ hợp Vikhr-M hiện đại hóa với tên lửa Vikhr-1 có tầm bắn lên tới 10 km, tên lửa có khả năng xuyên thủng các tấm giáp đồng nhất dày tới 1.200mm. Theo công bố của hãng thiết kế, tên lửa có thể tăng tốc lên 610m/s tương đương gần 2.200km/h.

Tên lửa Vikhr có đầu đạn tích lũy song song và hệ thống dẫn đường bằng laser. Tên lửa bay được 8km trong khoảng 25 giây.

Mặc dù hệ thống dẫn đường có vẻ không phải là tiên tiến nhất, nhưng tên lửa Vikhr tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện chiến đấu thực tế. Đại diện của Tập đoàn Kalashnikov khẳng định, tên lửa này có xác suất bắn trúng mục tiêu là 0,9. Nghĩa là, một quả tên lửa là đủ để tiêu diệt một xe tăng Leopard-2 hoặc xe chiến đấu bộ binh Bradley. Đối với các loại vũ khí chống tăng khác, cả của Nga và phương Tây - xác suất bắn trúng mục tiêu là 0,6-0,8; tức là phải sử dụng 2 quả tên lửa để tiêu diệt 1 mục tiêu.

Đầu năm 2021, Tập đoàn Kalashnikov đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm tên lửa Vikhr-1 cải tiến.

Một chiếc trực thăng Ka-52 đã bắn 22 tên lửa trong các cuộc thử nghiệm tại bãi thử của Bộ Quốc phòng Nga.

Việc nâng cấp tên lửa này đã tăng khả năng tấn công tầm ngắn, đồng thời tăng độ ổn định khi bay của tên lửa.

Các tên lửa Vikhr-1 được nâng cấp cũng được cho là sẽ trở thành một phần trong bộ vũ khí của máy bay trực thăng tấn công Mi-28N. Theo đánh giá của các chuyên gia, Vikhr là một trong những vũ khí chống tăng hiệu quả nhất thế giới.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen
(PLVN) - Nhà Trắng thông báo Nga và Ukraine chấp thuận ngừng tập kích tàu thuyền trên Biển Đen, sau các cuộc đàm phán riêng biệt của Mỹ với phái đoàn hai nước ở Saudi Arabia hôm 23/3 và 24/3 vừa qua.

Cháy rừng tại Hàn Quốc, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi bị thiêu rụi

Cháy rừng tại Hàn Quốc thiêu rụi ngôi chùa 1.000 năm tuổi (Ảnh: Yonhap)
(PLVN) - Các đám cháy rừng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã thiêu rụi một ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi và buộc chính quyền phải ban hành lệnh sơ tán tại nhiều khu vực lân cận, bao gồm thành phố Andong và một ngôi làng lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Bảng xếp hạng toàn cầu đầu tiên về chính sách khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng nhờ chính sách của chính phủ. (Ảnh: EU-Startups)
(PLVN) - Trong bối cảnh thế giới ngày càng số hóa và kết nối, hệ sinh thái khởi nghiệp đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Bước ngoặt quan trọng gần đây, JF Gauthier, Giám đốc điều hành của Startup Genome và Christopher Haley đã công bố báo cáo APEXE, một khung đánh giá toàn cầu nhằm đo lường hiệu quả của các quốc gia trong việc chuyển đổi tiềm năng đổi mới thành hiệu suất hệ sinh thái khởi nghiệp.