Nga bổ sung tàu hộ vệ tàng hình 'siêu khủng' lắp vũ khí có thể cắt đôi tàu đối thủ

Tàu Vasily Bykov.
Tàu Vasily Bykov.
(PLO) - Ngày 20/12, tàu tuần tra đầu tiên của dự án 22160 Vasily Bykov và tàu kéo cứu hộ Kapitan Guriev đã chính thức được bổ sung vào biên chế Hạm đội Biển Đen của Nga.

Theo hãng tin Sputnik, việc bàn giao vào biên chế các tàu trên diễn ra tại căn cứ hải quân Novorossiysk của Hạm đội Biển Đen (BSF) của Nga.

Sau khi được đưa vào Hạm đội Biển Đen, các thủy thủ đoàn sẽ phải trải qua hàng loạt nhiệm vụ trước khi bắt đầu tổ chức các hoạt động huấn luyện chiến đấu theo kế hoạch.

Đáng chú ý nhất, trong số các tàu chiến vừa gia nhập biên chế Hạm đội Biển Đen có tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa Vasily Bykov.

Đây là tàu được sản xuất theo Dự án 22160 của Nga. Sau khi được đưa vào biên chế, tàu này mang tên số hiệu 368.

Theo Sputnik, tàu này sở hữu thiết kế “thiên tài”, được chế tạo theo nguyên tắc modun, với việc vũ trang và lắp đặt khí tài có thể được thay đổi tùy theo nhiệm vụ từng thời điểm như chiến đấu với cướp biển hay hỗ trợ cho các chiến dịch tấn công quy mô lớn.

Trên tàu, ngoài việc lắp đặt pháo tiêu chuẩn cỡ nòng 57mm, súng liên thanh và tổ hợp súng phóng lựu chống phá hoại DP-65 còn có không gian trống nằm dưới sân đỗ trực thăng có thể được sử dụng để bố trí hai tổ hợp tên lửa Kalibr.

Các tàu thuộc dự án 22160, trong đó có tàu Vasily Bykov có thể vận hành tự chủ trong 2 tháng không cần tiếp nhiên liệu. Trong thời gian này, tàu có thể di chuyển quãng đường lên đến 6000 hải lý. Điều này sẽ cho phép tàu tấn công các mục tiêu với khoảng cách lớn trên biển và trên mặt đất bằng 8 tên lửa được lắp đặt.

Chuyên gia quân sự, Đại tá đã nghỉ hưu Viktor Litovkin của Nga khi nói về những đặc tính ưu việt của con tàu với sức mạnh không giới hạn cho biết thêm rằng con tàu đặc biệt ở chỗ nó có tốc độ rất cao, có thể di chuyển trên biển với vận tốc lên tới 27 hải lý. 

Ngoài ra, nó còn được trang bị vũ khí vô cùng tối tân và uy lực là pháo tự động AK-630 - một khẩu pháo có cỡ nòng 30 mm trên thực tế có thể xuyên cắt tàu đối thủ ra làm đôi. 

Ông Litovkin cũng xác nhận trên tàu còn có cả tên lửa hành trình trên tàu. “Chỉ với một chiến hạm cỡ nhỏ như vậy mà đã được trang bị vũ khí khủng khiếp đến thế. Đây là một thành tựu tuyệt vời đối với ngành kỹ thuật tàu quân sự. Thiết kế của tàu không chỉ mang tính trang trí mà còn tạo điều kiện cho tàu đạt tốc độ rất cao, khả năng di chuyển trên biển tốt, để tàu hộ vệ có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ trực chiến hiệu quả”, ông Victor Litovkin nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.