New Zealand mua máy bay chống tàu ngầm của Mỹ

Máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon
Máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon
(PLO) - New Zealand vừa thông báo sẽ mua 4 máy bay chống tàu ngầm của Mỹ trị giá 1,6 tỉ USD nhằm tăng cường khả năng tích hợp của quân đội nước này với các nước đồng minh Mỹ và Australia.

CNN dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Ron Mark cho biết, máy bay mà New Zealand sẽ mua của Mỹ là các máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon. Đây là các máy bay 2 động cơ, có thể sử dụng để săn tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo, giám sát. Theo ông Mark, việc mua các máy bay này sẽ giúp củng cố liên minh Thái Bình Dương của Chính phủ New Zealand thông qua việc đảm bảo khả năng tuần tra hàng hải với thời gian và phạm vi hoạt động cần thiết để hỗ trợ các đối tác trong khu vực. Bởi, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cho biết, Mỹ, Australia và Anh cũng đang có các máy bay tương tự.

Các nước này, cùng với New Zealand và Canada, là thành viên của liên minh 5 con mắt thường xuyên chia sẻ các thông tình báo với nhau. “Việc duy trì năng lực tuần tra hàng hải là cần thiết với an ninh quốc gia của New Zealand và sẽ đảm bảo khả năng đóng góp cho các nỗ lực an ninh toàn cầu của chúng tôi”, tuyên bố của ông Mark cho hay.

Thông báo về thương vụ nói trên được giới chức New Zealand đưa ra vài ngày sau khi nước này công bố Tuyên bố chính sách quốc phòng chiến lược năm 2018. Trong bản tuyên bố, New Zealand đã cảnh báo về tầm ảnh hưởng đang ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có việc Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông. Văn bản dài 40 trang của New Zealand cũng cho rằng Trung Quốc đang thách thức trật tự hiện có trong khu vực, đồng thời gia tăng can dự và đầu tư vào các đảo quốc Thái Bình Dương nơi New Zealand từ lâu giữ tầm ảnh hưởng quan trọng.

Theo Tuyên bố chính sách quốc phòng chiến lược năm 2018 của New Zealand, các ưu tiên chính sách mới của Trung Quốc có thể gây tổn hại tới các nỗ lực kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân… Trong khi đó, theo tài liệu trên, New Zealand cho rằng Australia và Mỹ đang tìm cách củng cố hòa bình và ổn định khu vực bằng cách tập trung vào an ninh hàng hải và tự do hàng hải ở khu vực. 

Trung Quốc ngày 9/7 đã bác bỏ “những cáo buộc vô căn cứ” được nêu trong tài liệu quốc phòng của New Zealand. Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao nước này, Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho rằng New Zealand cần phải “sửa lại những phát biểu và hành động sai lầm và cần làm nhiều việc hơn để cải thiện niềm tin và hợp tác chung”. Bà Hoa cũng cho rằng sự phát triển của Trung Quốc không đe dọa bất cứ ai mà chỉ mang lại những cơ hội quan trọng cho các nước khác.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thông báo về thương vụ P-8A ngày 9/7, Quyền Thủ tướng New Zealand Winston Peters đã bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc về tuyên bố chính sách quốc phòng của nước này.

“Chúng tôi không ở đây để làm người khác vui lòng. Chúng tôi ở đây để trở thành những công dân toàn cầu nỗ lực hết mình để bảo vệ hòa bình ở khu vực mà chúng ta đang sống cũng như bảo vệ chủ quyền của chúng tôi”, ông Peters – Bộ trưởng ngoại giao New Zealand, hiện đang giữ vai trò quyền Thủ tướng trong lúc Thủ tướng Jacinda Ardern nghỉ thai sản nói. Dự kiến, các máy bay này sẽ được New Zealand đưa vào sử dụng từ năm 2023. Ngoài ra, theo Quyền Thủ tướng Mark, New Zealand cũng đang muốn mua các máy bay do thám kích cỡ nhỏ hơn, bao gồm các máy bay không người lái, để đưa vào sử dụng trong các nhiệm vụ ở các khu vực xung quanh đảo quốc này.

Trước đó, hồi đầu tháng, hải quân New Zealand cũng đã tham gia cuộc tập trận RIMPAC – cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn đầu. Tại cuộc tập trận năm nay, New Zealand còn được giao trọng trách lớn hơn, lần đầu tiên giữ vai trò là chỉ huy chiến đấu trên biển. Ngược lại, Trung Quốc không được mời do việc mà phía Mỹ cho là hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh. 

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.