Nếu yêu nhau xin đừng đến đền Bà Đế để đôi lứa không phải chia ly...

Nếu yêu nhau xin đừng đến đền Bà Đế để đôi lứa không phải chia ly...
(PLVN) - Lâu nay, người dân thành phố cảng vẫn xem đền Bà Đế (nằm tại phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, TP.Hải Phòng) là một nơi chốn linh thiêng. Không những vậy, nhiều người còn tin rằng, nếu 2 người yêu nhau mà dắt nhau xuống đền cầu cúng, kết quả là không lâu sau cặp đôi ấy sẽ chia tay…

Biển Đồ Sơn được ví như con rồng trườn mình ra biển Đông với núi đồi đan xen, phong cảnh hữu tình. Trong khi tất cả các ngọn núi khác đều nằm nối tiếp nhau như lớp lớp vảy rồng thì chỉ mình ngọn núi Độc nằm chơ vơ bên bờ biển.

Núi cô độc từ ngàn đời như người thiếu phụ ôm con đợi chồng hóa đá. Núi lặng lẽ kể câu chuyện tình bi thương của người đàn bà “không chồng mà chửa”. Người phụ nữ bất hạnh ấy chính là Bà Đế và ngôi đền thờ bà nằm nép mình dưới chân ngọn núi Độc đầy ám ảnh.

10 đôi đến, 7 đôi không thành?

 Người đầu tiên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ly kỳ về sự linh nghiệm của đền Bà Đế là anh Nguyễn Văn T (SN 1972, người Đồ Sơn, hiện đang làm bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng). Năm nay dù đã ở tuổi 40 có lẻ nhưng anh vẫn “một mình đơn bóng”. Anh T tự nhận mình là một “nạn nhân” khi cùng người yêu đến đền Bà Đế.

Lúc ấy hai gia đình đã qua lại nói chuyện, sửa soạn ngày cưới hỏi, vậy mà sau cái hôm cùng đi đền về thì hai người cãi nhau rồi đường ai nấy đi. Phần anh, từ ngày lỡ duyên vẫn lận đận tới giờ. Trên fanpage đền Bà Đế, một người có nickname (biện danh) TuấnSC (người Hải Phòng) cũng xác nhận lời đồn đại là có thật.

Người này chia sẻ: “Ai thì tôi không biết còn tôi thì thấy đúng 100% vì nó đã xảy ra với tôi. Sự việc cách đây 8 năm, ngày ấy mấy đôi đi chơi chung kéo nhau xuống đền Bà Đế, trong năm ấy đều chia tay cả. Riêng tôi, hai nhà đã nói chuyện người lớn nhưng chỉ cãi nhau một tý đã chia tay luôn. Sự việc như vậy hỏi không tin sao được?”.

Danh thắng đền Bà Đế là một địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh hút khách ở Đồ Sơn (Hải Phòng)
Danh thắng đền Bà Đế là một địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh hút khách ở Đồ Sơn (Hải Phòng) 

Trên diễn đàn webtretho (với hơn 1 triệu thành viên), nhiều bà mẹ cũng công nhận điều không may mắn này. Một bà mẹ ở Hải Phòng khẳng định đa phần đôi lứa nào cùng nhau đến ngôi đền Bà Đế sẽ rơi vào cảnh chia ly. “Bà Đế là người con gái bị chúa Trịnh phụ tình, mang theo đứa con trong bụng gieo mình xuống biển. Xác hai mẹ con dạt vào bãi biển Đồ Sơn. Sau này, có một số cô gái bị phụ tình cũng ra đền Bà Đế thắp hương rồi nhảy xuống vách núi mà chết khiến cho nơi đây đã thiêng lại càng thêm thiêng”, bà mẹ này viết.

Câu chuyện chưa rõ thực hư nhưng với tâm lý “có thờ có thiêng, có khiêng có lành”, nhiều bạn trẻ cũng tránh đi cùng người yêu đến đền Bà Đế, nếu lỡ có đi cùng nhau thì mỗi người khấn một lượt, không cầu chung để tránh gặp rắc rối. Không biết từ bao giờ, ngôi đền bên bờ biển Đồ Sơn này đã bị mang tiếng xấu là “đền oán tình nhân”, “đền chia li tình yêu”.

Một bạn gái ở Kiến Thụy (Hải Phòng) chia sẻ: “Nghe mọi người đồn nhiều và cũng gặp nhiều trường hợp như vậy. Mười đôi đến đền thì có tới 6,7 đôi về chia tay, không rõ là tại sao”.

Giải mã lời nguyền mối oan tình bi thảm ở ngôi đền thiêng bậc nhất Hải Phòng

Đi tìm lời giải cho lời đồn đại trên, chúng tôi đã tìm gặp ông Hoàng Gia Hiếu (73 tuổi), người có thâm niên 18 năm làm hướng dẫn viên ở đền Bà Đế. Theo lời ông, sở dĩ có dư luận trên là do sự tích đền Bà Đế bắt nguồn từ một câu chuyện tình bi thảm. Mối oan tình của người con gái thấu tận trời xanh mà có nhà thơ đã ví von: “Nỗi đau hơn cả Thúy Kiều/Oan so Thị Kính còn nhiều phần hơn”.

Tương truyền, khoảng 300 năm trước, lúc đó Đồ Sơn còn hoang vắng, biển còn ăn lẹm vào các chân núi, cư dân thưa thớt. Ở phía đông nam vùng biển có đôi vợ chồng họ Ðào làm nghề chài lưới, tốt bụng, sống có nghĩa có tình, chăm chỉ làm ăn, tu thân, tích đức nhưng tuổi đã cao mà vẫn chưa có một mụn con. Một đêm có con nhện trắng rất to sa vào lòng bà cụ xin được đầu thai. Bà cụ mang thai tròn ngày, tròn tháng thì sinh ra một bé gái.

Từ lúc sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát được ông bà đặt tên là Ðào Thị Hương. Nhà nghèo, ngày ngày nàng phải lên ngọn núi gần nhà chăn trâu, cắt cỏ. Chẳng những xinh đẹp mà tiếng hát của cô con gái nhà họ Đào có thể khiến “chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ” để lắng nghe.

Nhưng “Hồng nhan tự ngàn xưa/Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”, tai họa ập đến với nàng sau một buổi chiều muộn khi hoàng hôn chuẩn bị buông xuống. Tiếng hát vang xa của nàng đã làm cho một đoàn thuyền dừng lại nơi cửa bể. Đó chính là thuyền của Chúa Trịnh Doanh đang đi kinh lí mạn Đồ Sơn. …

Và đêm ấy, trong thuyền rồng, chúa đã không cưỡng lại được vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, rất thôn dã của cô thôn nữ. Sợi dây định mệnh đã thít chặt vào nàng. Trước khi rời khỏi Đồ Sơn, chúa có hứa rằng ngày một, ngày hai sẽ cho thuyền hoa đến đón nàng về cung. Thế nhưng lời nói của “kẻ đa tình” chẳng khác nào gió thoảng mây bay, người con gái cứ võ vò chờ đợi, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, ngày tháng cứ trôi còn cái bụng cứ lớn dần lên cho đến một ngày không thể giấu được nữa.

“Trong xã hội cũ, chửa hoang là một cái tội cực kỳ lớn. Người đàn bà không chồng mà chửa chẳng những bị cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông mà gia đình còn bị phạt vạ nặng nề”, ông Hiếu trò chuyện. Tin đồn loang ra, ngay đêm hôm ấy, cô gái bị dẫn ra trước sân đình tra khảo. Trong ánh đuốc lập lòa, nàng thú nhận đã ăn nằm với nhà chúa.

Đó là sự thật nhưng đến đứa trẻ lên ba cũng không thể tin. Bởi lẽ, không thể có chuyện vị chúa trong lầu cao gác tía lại ngủ với kẻ dân thường cắt cỏ như vậy được. Nỗi oan không thể giãi bày, nàng bị bọn lý trưởng, hàng tổng khép vào tội chết, đem dìm xuống biển. Trước khi chết, nàng ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống. Xin trời Phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời Phật cho con nổi lên ba lần”.

Linh ứng thay, cả ba lần nàng bị đẩy xuống biển thì cả ba lần đều nổi lên. Nhưng những kẻ ác bá vẫn quyết giết nàng cho bằng được, chúng buộc nàng vào cối đá đẩy nàng xuống biển lần thứ 4. Nàng đã ra đi nhưng oan hồn của nàng vẫn quẩn quanh nơi ngọn núi Độc. Đêm đêm dân làng vẫn nghe thấy tiếng oán hờn vọng ra trong tiếng gió biển: “Khi nào dây mục, cối tan thì mối hận thù này mới được gỡ bỏ”.

Không biết có phải vì lời nguyền của nàng linh ứng mà sau đó những kẻ tham gia vụ xét xử đều chết một cách bí hiểm. “Dòng họ H.Đ giữ vai trò chủ mưu thì ngày càng lụi tàn, con cái ly hương biệt xứ khiến ai cũng khiếp đảm”, tiếp lời ông Hiếu.

(Còn tiếp) 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.