Nếu không có lòng yêu thương, hãy xa trẻ

Những kẻ nhân danh bảo mẫu và cái ác hiển hiện. (Ảnh minh họa)
Những kẻ nhân danh bảo mẫu và cái ác hiển hiện. (Ảnh minh họa)
(PLO) -Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, có tới 4 vụ bạo hành trẻ em vô cảm tới tàn nhẫn. Sau vụ bảo mẫu ở Hà Nam tung em bé hơn 1 tháng tuổi chưa làm dư luận nguôi giận dữ, tại Kiên Giang lại xảy ra trường hợp một bé gái bị người thân dùng thanh sắt nóng ấn vào mặt và tay. Vài ngày sau đó, tại TP HCM, dư luận bàng hoàng khi xem clip ghi cảnh các bé ở lớp mầm non tư thục Mầm Xanh bị bảo mẫu dùng nhiều vật dụng, thậm chí cả dao, đánh vào người. 
 

Mới đây, một cậu bé 6 tuổi ở quận Tân Phú (TP HCM) bị kẻ có tiền sử tâm thần làm bảo vệ dân phố sát hại. Và hôm sau, người dân phát hiện thi thể của bé gái 20 ngày tuổi ở Thanh Hóa sau 2 ngày bị bắt cóc tại bãi rác cách nhà 10km…

Thật tới… lạnh người

Lướt qua các trang báo, diễn đàn những ngày qua, dễ dàng bắt gặp những dòng bình luận bày tỏ thái độ bất bình, hoảng sợ. “Trời ơi, đứa nhỏ có làm gì đâu, sao đánh nó?”, “Sao độc ác quá”, “Bị tâm thần mà lại được làm bảo vệ dân phố để rồi sát hại con người ta”; hay những lời cảm thán về cái lạnh không phải gió mùa, mà lạnh thấu xương, lạnh tới rùng mình bởi những kẻ ra tay với trẻ nhỏ... Dường như, hơn bao giờ hết, cảm giác bất an ngay chính ở nơi mình sống, ngay cả với những người mình tin tưởng lại ám ảnh đến vậy. Tin bà giúp việc nên đã giao con, tin các cô bảo mẫu vốn được mặc định là yêu thương trẻ nhỏ để gửi con mình, để rồi nhận lại những hình ảnh bạo hành đến xót lòng.

Sáng ngày 28/11, Viện kiểm sát nhân dân quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Mỹ Linh, sinh năm 1974, chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự. Trước đó, sau khi hành vi đánh đập trẻ em tại cơ sở mầm non Mầm Xanh (phường Hiệp Thành, quận 12) bị báo chí phanh phui, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc.

Theo đó, cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động cơ sở này; bà Linh và những bảo mẫu liên quan bị cơ quan Công an mời lên làm việc. Tại Cơ quan Công an, bà Linh đã thừa nhận có hành vi dùng chân, muôi múc canh, can nhựa... để đánh các cháu bé và lý giải rằng do các cháu hiếu động nên đánh để “dằn mặt”. Còn tên bảo vệ có tiền sử tâm thần phân liệt thì khai rằng, do bị ám ảnh bởi cháu bé nói vang vang trong đầu là “ăn trộm” nên khi nhìn thấy cháu đang sang đường vui vẻ đã nhanh chóng ra tay sát hại. Bà giúp việc ở Hà Nam tung, bạo  hành cháu bé hơn tháng tuổi bởi không bằng lòng với bố mẹ cháu. Còn cháu bé bị bạo hành ở Kiên Giang bởi mẹ ghẻ con chồng. Đau lòng và không thể tin nổi là cháu bé 20 ngày tuổi bị cướp trên tay bà nội ngay trong nhà và bị sát hại dã man. Có thể nói, cái ác hiển hiện tới kinh hoàng. Bởi trẻ nhỏ, là những thiên thần, những trang giấy trắng tinh khôi là để nâng niu dạy dỗ chứ không phải để trút lên đầu các bé những giận dữ. 

BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) đã phải thốt lên khi nói về hình ảnh trẻ bị cô giáo mầm non bạo hành tại cơ sở Mầm Xanh, quận 12, TP HCM: “Thật kinh khủng. Tôi không dám xem hết phóng sự. Hình ảnh cô giáo, bảo mẫu đánh trẻ được ghi lại tại cơ sở Mầm Xanh cho thấy, nơi đây là địa ngục chứ không phải trường mầm non. Cô giáo bạo hành trẻ em một cách dã man bằng bất cứ vật dụng gì đang cầm trên tay. Cô giáo “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với trẻ dưới 5 tuổi”.

Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng gần 5.000 trẻ em bị bạo lực. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay đã có hàng chục vụ bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận. Điển hình ngày 5/2, tài khoản Facebook Thanh Le đăng clip dài hơn hai phút cảnh cô giáo mầm non dùng dép đánh vào đầu học sinh liên tục. Cũng trong clip này, nhiều hành động bạo lực khác của cô giáo được ghi lại: ép trẻ ăn bằng vũ lực, trừng phạt trẻ bằng cách đe dọa, đánh, tát.

Clip hai bảo mẫu bạo hành trẻ ở phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM cũng gây hoang mang dư luận hồi tháng 3. Sau đó, các nạn nhân được Sở GD&ĐT TP HCM  hỗ trợ chuyển sang trường công lập để có chỗ học đảm bảo.

Ngày 4/8, bé trai một tuổi trong tình trạng hôn mê, co giật, bầm tím toàn thân, phần đầu, chân, lưng, bụng, cổ và bộ phận sinh dục bị xây xước, đồng tử mắt bị giãn được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba. Sau đó, bệnh nhi được chuyển tới Bệnh viện Xanh Pôn, rồi đưa sang Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bác sĩ xác định não của bé trai bị tổn thương. Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” để điều tra làm rõ nguyên nhân cháu bé bị hành hung dẫn đến chấn thương sọ não.

Về đâu, lương tâm bé bỏng?

Theo Tiến sĩ Lê Đức Hiển, ĐH Missouri, Mỹ thì trong một hội thảo về nuôi dạy trẻ từ 0-2 tuổi tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 6, 27/30 người được anh khảo sát có con trong độ tuổi này trả lời rằng: Họ thuê người giúp việc trông con dựa trên hai tiêu chí: “thật thà và chăm chỉ”. Thế nhưng, theo anh Hiển, chúng ta thuê người giúp việc để chăm sóc trẻ con, vậy thì đáng lý tiêu chí quan trọng nhất phải là người đó yêu trẻ và khỏe mạnh (không có bệnh truyền nhiễm). Nhà văn Châu Diên - Chủ biên bộ sách “Cánh Buồm” cho học sinh tiểu học cũng đồng ý quan điểm này. Ông bày tỏ quan điểm khi chọn giáo viên để đào tạo dạy chương trình “Cánh Buồm”, phẩm chất duy nhất ông yêu cầu ở họ là lòng yêu trẻ. Kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng sư phạm đều có thể đào tạo. Chỉ riêng lòng yêu mến với trẻ con là thứ thuộc về bản năng và một người thầy (người giúp việc) yêu trẻ, vậy ít nhất cũng sẽ không bao giờ xảy ra nạn bạo hành.

Bày tỏ quan điểm về vụ bạo hành trẻ tập thể tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, đây không chỉ là vấn đề đạo đức nhà giáo mà là hành vi vi phạm pháp luật. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, nguyên nhân đầu tiên là việc ngày càng có nhiều cá nhân tham gia mở trường, mở lớp trông trẻ nhưng hoàn toàn vì lợi nhuận chứ không xuất phát từ tâm thế yêu trẻ, chăm sóc tốt để trẻ phát triển đầy đủ. Ở cơ sở  mầm non Mầm Xanh, cả chủ cơ sở cũng tham gia bạo hành trẻ cùng các bảo mẫu khác là ví dụ điển hình. Thứ hai là các bảo mẫu không được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, không nắm bắt được tâm lý trẻ, dẫn tới khi trẻ khóc quấy, không ăn, ngủ theo yêu cầu thì cô trông đã đánh mắng, dọa nạt trẻ bằng các hành động bạo lực khác.

TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh: “Các cô không nhận thức được mình đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là chính quyền địa phương, các cấp quản lý về chuyên môn đã buông lỏng quản lý. Ở đây, phải làm rõ, trình độ của chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh có đáp ứng điều kiện mở lớp trông trẻ không? Chưa kể việc thuê đội ngũ bảo mẫu trông trẻ không qua đào tạo hoặc đào tạo không đến nơi đến chốn, dẫn tới hành vi bạo hành trẻ mà vẫn được duy trì hoạt động của nhóm lớp thì vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý ở đây rõ ràng là có vấn đề”. 

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Tùng Lâm, việc siết chặt điều kiện mở trường, nhóm lớp tư thục trông giữ trẻ cần phải được đặc biệt quan tâm, nhất là ở các khu vực, địa phương có nhiều người dân lao động, công nhân thu nhập thấp, nhu cầu gửi trẻ cao. Bởi khi địa phương không quản lý được, phó mặc cho nhu cầu thực tế thì sẽ dẫn tới tình trạng vì lợi nhuận mà nhận trông giữ trẻ nhưng lại không có chuyên môn, ảnh hưởng lớn tới tâm lý, phát triển thậm chí là thân thể, tính mạng của trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ. 

Và điều lo lắng hơn cả, là việc bạo hành trẻ lâu dài khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề dẫn tới hiện tượng sang chấn tâm lý. Về tinh thần, trẻ bị bạo hành sẽ có cách nhìn và suy nghĩ không tốt về giáo viên. Trẻ có cảm giác sợ hãi khi đến lớp học, từ đó xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm, lo âu, sợ sệt. Theo bác sỹ Nguyễn Trọng An, những hành động bạo hành của các bảo mẫu có thể gây phản ứng chống đối hoặc phòng vệ ở trẻ, khiến trẻ phát triển tính chống đối, ngang bướng, lầm lì, ít nói, mất tự tin. Đặc biệt, nguy hiểm là trẻ có thể bắt chước các cô, từ đó, phát triển tính bạo lực sau này.

Dường như, có rất nhiều việc phải làm. Đây là những vụ việc xảy ra ngay tại các thành phố lớn, vậy tại các khu công nghiệp khác, các vùng dân trí thấp hơn nữa thì trẻ sẽ còn chịu những nỗi đau nào, khi cha mẹ vì mưu sinh mà phải “gửi trứng cho ác”… Bởi họ mở trường, mở lớp hoàn toàn vì lợi nhuận, kinh doanh, chú không phải bởi tình yêu với trẻ nhỏ. Dễ hiểu vì sao bạo lực sinh ra bạo lực, sự kinh hoàng khi những clip học sinh đánh đập bạn mình như “anh chị” hảo hán không còn là chuyện hiếm…

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.