'Nếu anh không trở lại'…

Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và chị Phạm Thị Như Anh thời trẻ. Ảnh Tư liệu
Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và chị Phạm Thị Như Anh thời trẻ. Ảnh Tư liệu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đầu năm 1972, chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh sinh viên đi thẳng từ ga Kép (Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều cựu sinh viên kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những lá thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội dòng chữ “Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về, Hà Nội mến yêu” hay “Đi B, ngày…”

Những lời tiên tri gửi lại

Còn nhớ năm 2005, 40 năm sau chiến tranh, cuốn nhật kí “Mãi mãi tuổi 20” của anh Nguyễn Văn Thạc xuất hiện như một sứ giả nối hiện tại với lịch sử hào hùng của dân tộc. Cuốn sách đã gây xúc động khôn nguôi trước những con người bất tử đã làm nên “dáng hình Tổ quốc”. Trước khi vào chiến trường, anh đang học năm thứ nhất Khoa Toán, Đại học Tổng hợp.

Trước đó nữa, anh là học sinh giỏi Văn và Toán toàn miền Bắc... Bởi thế, trong những trang nhật kí, những trang thư anh viết cho người bạn gái rất đỗi riêng tư nhưng cũng là những dự cảm lớn lao về ngày kết thúc chiến tranh.

Anh viết: “Màu xanh da trời kỳ dị kia. Ừ, cũng là Như Anh đấy, quen thuộc và gần gũi, thân yêu và trong sáng, giản dị nhưng vô cùng độc đáo và đẹp đẽ… Màu xanh da trời, chao ôi, không bao giờ người ta có thể nắm lấy nó, để bàn tay trên nó, chưa bao giờ được thực sự “gần gũi” nó cả…

Ngày mai, nếu ta chẳng gặp nhau, Như Anh đi trên những nẻo đường của ký ức, Như Anh nhìn vào đôi mắt nào gần gũi hay xa lạ với L., hãy nhớ L. một chút. Hãy nhớ rằng, ừ, có một người tên là L. đấy, đã chết rồi. Nhưng trước khi chết, người ấy đã sống và đã ghép tên Như Anh với vô vàn tính từ âu yếm... Ở đâu L. cũng không quên Như Anh.

Bất kỳ một sự vinh quang nào cũng cần phải trả bằng một giá và khó khăn, gian khổ càng nhiều và thử thách càng nhiều, sự vinh quang đó càng trở nên rực rỡ. Chúng ta đừng đi tìm những chân lý sâu xa đơn thuần qua những áng văn và những bài thơ, bài toán. 30/4/1975, Thạc sẽ trả lời cho Như Anh câu: Hạnh phúc là gì? Bây giờ đây Thạc muốn nói với Như Anh điều mà Thạc còn e ngại mãi: chờ Thạc, Như Anh nhé! Chờ Thạc đi chiến đấu trở về.

Chắc không còn lâu nữa chiến tranh sẽ kết thúc thôi. Thạc sẽ trở về và lại đi học tiếp. Thạc lại mặc chiếc áo xanh da trời xanh màu thương nhớ. Lại hò hẹn Như Anh, vì chúng ta gặp nhau ở cái cửa sổ sơn xanh của thư viện nhân dân. Siết chặt Như Anh. Thạc của Như Anh”...

Và Thạc của Như Anh đã không trở về! Không về được, dù lời hẹn hò của đôi lứa yêu nhau đã như lời tiên tri cho ngày đoàn tụ của cả dân tộc... Trong một trận đánh ác liệt bên Thành cổ Quảng Trị, một loạt đạn pháo của kẻ thù đã rơi trúng chỗ chiến sĩ thông tin Nguyễn Văn Thạc... Hôm đó ngày 30/7/1972.

Về sau này, tôi có dịp cùng chị Phạm Thị Như Anh trong những hành trình xuyên Việt, qua những nghĩa trang ràn rạt gió Lào, cát trắng. Chị kể: Sau khi học tập ở Liên Xô, chị có 50 lần chuyển nhà qua nhiều quốc gia. Nhưng hành trang chị mang theo không bao giờ rời xa chiếc va li nhỏ, trong đó những kỉ vật của anh Nguyễn Văn Thạc là những lá thư, cuốn nhật kí và chiếc áo màu xanh da trời mà người con trai có đôi mắt buồn ấy đã mặc trong những lần gặp chị. Chị nói, chị thương anh lắm, chị chẳng thể rời xa những kỉ vật ấy… Bởi đó là tâm hồn, những linh hồn bất tử của các anh còn mãi…

Tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, trong số đó có lá thư của Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, quê ở Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bức thư được anh viết gửi cho gia đình vào ngày thứ 77 của chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, khi sự khốc liệt của chiến tranh đang vào lúc cao trào.

Đó là ngày 11/9/1972, trước ngày anh hy sinh 3 tháng 20 ngày (2/1/1973). Hiện vật là minh chứng hùng hồn cho tinh thần lạc quan, quả cảm của những người lính Thành cổ ngày đó.

Trước khi lên đường nhập ngũ, Liệt sĩ Huỳnh là sinh viên năm thứ 4 Khoa Xây dựng, khóa 13 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bức thư viết vội ngày ấy chính là nỗi niềm, tâm tư, tình cảm của anh dành cho người mẹ già, cho người vợ mới cưới được 7 ngày và những người thân khác đang ở quê nhà.

Dường như Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh biết trước được sự ra đi của mình nên đã viết những lời dặn dò với những người thương yêu nhất. Đầu thư, anh đã linh cảm được điều chẳng lành: “Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm… Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi… Thôi nhé mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau”.

Trong thư, anh trăn trở: “Em thương yêu! Anh rất muốn được sống mãi mãi bên em, song chiến tranh thì em ơi hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Giờ đây anh biết nói gì cùng em, chỉ mong em khỏe yêu đời”. Dù đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết thì người lính trẻ vẫn luôn giữ trọn niềm tin mãnh liệt vào ngày mà đất nước hoàn toàn chiến thắng: “Ngày hòa bình, nếu có thương anh em hãy vào Nam đưa hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh khi đưa hàng sang sông. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều I. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng. Về đấy, tìm sẽ thấy mộ anh ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn”.

Người lính trẻ Lê Văn Huỳnh kết thúc bằng lời chào tạm biệt nhẹ nhàng và dự đoán ngày mình hy sinh khi bản thân vẫn đang còn sống: “Thôi con đi đây, chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương. H đã hy sinh ngày 2/1/1973 (tức ngày 28/11/1972, Âm lịch). Con của gia đình”…

Và người “mắc nợ” những lá thư, những trang nhật ký thời chiến

Những di vật thời chiến được Trung tâm Trái tim người lính sưu tầm và lưu trữ.

Những di vật thời chiến được Trung tâm Trái tim người lính sưu tầm và lưu trữ.

Nhà văn Đặng Vương Hưng, tác giả cuốn sách Những lá thư thời chiến Việt Nam, là tác phẩm tiếp nối trong bộ sách Những lá thư thời chiến Việt Nam, Nhật ký thời chiến Việt Nam do ông khởi xướng từ năm 2004.

Cơ duyên bắt đầu từ năm 2004 khi một người sưu tầm thư thời chiến ở Mỹ sang Việt Nam xin một cuộc hẹn với Đặng Vương Hưng. Chung ý tưởng sưu tầm những trang thư, nhật ký liên quan tới chiến tranh nên Đặng Vương Hưng khởi xướng việc thu thập thư, nhật ký của bộ đội ta trong các cuộc kháng chiến. Những dòng thư có thể được viết vội trong lúc dừng nghỉ chân giữa những chặng hành quân, trước khi vào trận chiến, có những lá thư viết bằng thơ, có những lá thư được viết hộ vì người đứng tên không biết chữ... Năm 2005, hai cuốn Nhật ký Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã ra đời và có sức sống riêng khi được dựng thành phim và được dịch ra nhiều thứ tiếng…

Nhật ký thời chiến Việt Nam do nhà văn Đặng Vương Hưng mới đây có sự góp mặt của nhiều nhân vật mới qua những câu chuyện cảm động: Gửi lại mai sau của Nguyễn Hải Trường (tức liệt sĩ CAND Vũ trang Nguyễn Minh Sơn); đặc biệt là nhiều trang viết của các văn nghệ sĩ nổi tiếng: Nhật ký chiến tranh của anh hùng, Nhà văn, Liệt sĩ Chu Cẩm Phong; Nhật ký chiến trường của Liệt sĩ, Nhà văn Dương Thị Xuân Quý; Những ngày trong vòng vây của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh; Nhật ký vượt Trường Sơn của TS. Phạm Quang Nghị; Nhật ký Bê trọc của Nhà văn, TS. Phạm Việt Long và Nhật ký đi B của cố Nhà văn Triệu Bôn. Bạn đọc còn được tiếp cận những trang viết hiếm hoi mang đầy chất văn hóa tâm linh trong nhật ký Trở về trong giấc mơ của Liệt sĩ Trần Minh Tiến…

Đó là những lá thư từng được đặt trên bàn thờ, thư được tìm thấy trong những ngôi mộ tập thể. Những mảnh giấy được xé ra từ sổ nhiều vô kể, thư viết trên vỏ bao thuốc lá, thư viết trên mảnh vải quần… đã được Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Đặng Vương Hưng đến từng nơi để sưu tầm, biên soạn và ghi lại nhiều câu chuyện xúc động đằng sau những lá thư. Một số lá thư khác trong tuyển tập đã đến với ông sau khi một ngôi mộ tập thể được phát hiện, bên cạnh người lính vẫn còn đầy đủ thư từ gia đình gửi đến và cả những lá thư chưa kịp gửi đi.

Nhiều lá thư được giữ gìn qua nửa thế kỷ trong thời chiến tranh bom đạn là nhờ vào những người mẹ già ở quê. Theo bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài, nguyên Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, những người mẹ già có con đi kháng chiến thường để thư của con trong chiếc mo cau, cất trên gác bếp để khói hun cho mối mọt không cắn phá. Mỗi khi đánh bom, điều đầu tiên họ làm trước khi chui xuống hầm tránh bom là ôm theo chiếc mo cau chứa đầy những lá thư quý giá đó.

Cảnh trong phim Đừng đốt về nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Cảnh trong phim Đừng đốt về nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Phần lớn tác giả của những bức thư này không còn nữa. Song mỗi dòng thư tay không chỉ là kỷ vật vô giá với người thân ở lại, mà còn là di sản chung đánh dấu những trang sử vàng của đất nước.

Chuyện kể rằng, trong ngực áo của người lính giải phóng có một bức ảnh chụp cùng con gái. Người cựu binh Mỹ Richard Luttrell đã luôn mang theo mình bức ảnh với nỗi ám ảnh khôn nguôi. Một ngày ông quyết định mang lá thư và bức ảnh đặt dưới chân bức tường tưởng niệm những lính Mỹ đã chết trong chiến tranh Việt Nam tại Washington, để rồi lá thư và bức ảnh được đưa vào một cuốn sách ông đọc được năm 1996.

Richard Luttrell quyết định tìm gặp con gái của người lính giải phóng để nói lời tạ lỗi, trao trả lại bức hình và ông đã được toại nguyện. Lan, cô gái trong bức hình năm xưa đã nhận lời xin lỗi của ông, như cách mà cả dân tộc Việt đã chọn bao dung sau mỗi lần đi qua chiến tranh trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã làm cho nước Việt của chúng ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sĩ ”.

Ngày cùng bạn bè đứng dưới sân Trường Đại học Tổng hợp trong lễ ra quân, anh Nguyễn Văn Thạc viết: “Bài Quốc ca anh đã nghe bao lần, lá cờ Tổ quốc quá đỗi thân thuộc, nhưng chỉ khi ấy anh mới cảm nhận rõ rệt và thấm thía đó là máu của chính mình”…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

Kiên Giang tăng cường khai thác công nghiệp văn hóa

Những show diễn nghệ thuật mang đậm văn hóa dân gian đã ghi dấu ấn và khẳng định được thương hiệu riêng vốn có của vùng đất Phú Quốc.
(PLVN) - Kiên Giang đang tích cực khai thác các thế mạnh sẵn có để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị nghệ thuật và xã hội cao.

40 đơn vị lữ hành Trung Quốc khảo sát du lịch Quảng Ninh

Đoàn tìm hiểu thông tin tại Khu du lịch hang động Vũng Đục (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
(PLVN) - Trong 4 ngày, từ 6-9/12, Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì tổ chức đoàn famtrip gồm 40 đơn vị lữ hành, hiệp hội du lịch Trung Quốc đi khảo sát nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long và huyện Vân Đồn, Bình Liêu, mục tiêu kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch.

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) của tác giả Ben Guttmann sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của sự đơn giản và cách sử dụng nó để truyền tải thông điệp hiệu quả.