Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Sóc Trăng và vai trò trong phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với bề dày văn hóa và những nét đẹp độc đáo, tỉnh Sóc Trăng đã từng bước phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa không chỉ nhằm thu hút khách du lịch, mà còn là cách để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Văn hóa Khmer không chỉ biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục tập quán mà còn tỏa sáng qua các lễ hội, nghệ thuật và ẩm thực. Điều đó, đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc, đặc trưng cho vùng đất này. Một trong những điểm nổi bật, của văn hóa Khmer Sóc Trăng, chính là các lễ hội truyền thống như: lễ hội Oóc Om Bóc, lễ Sene Đôlta, Chôl Chhăm Thmây,…

Lễ hội Oóc Om Bóc là một sự kiện quan trọng trong năm, diễn ra vào rằm tháng mười âm lịch. Lễ hội nhằm tôn vinh Thần Nước và tưởng nhớ đến tổ tiên. Đây là dịp để đồng bào, tắm mát và thả đèn trên mặt nước, tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo.

Sóc Trăng đang đầu tư vào du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.

Sóc Trăng đang đầu tư vào du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.

Lễ hội, không chỉ thu hút người dân địa phương, mà còn trở thành điểm dừng chân hấp dẫn, du khách trong và ngoài nước, mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngành du lịch Sóc Trăng. Ngoài các lễ hội, thì nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer như múa, hát cũng rất phong phú và đa dạng, điển hình: điệu múa Apsara, nghệ thuật sân khấu Rô băm, sân khấu Dù Kê,…

Đặc biệt, những điệu múa Apsara uyển chuyển, những bài hát dân ca trầm bổng thể hiện sâu sắc tâm tư, tình cảm của người Khmer. Nghệ thuật này, không chỉ là hình thức giải trí, mà còn là phương tiện để bảo tồn văn hóa, giới thiệu về lịch sử và con người Khmer đến với thế giới. Việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật này, tại các lễ hội đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Cũng từ đây giúp phát huy, giá trị văn hóa và tạo hình ảnh đẹp cho du lịch Sóc Trăng.

Ẩm thực đồng bào Khmer cũng là một phần không thể thiếu, trong bản sắc văn hóa nơi đây. Các món ăn truyền thống như: bún nước lèo, bánh pía, bánh cống, bánh phòng tôm,… không chỉ ngon mà còn mang đậm hương vị đặc trưng riêng của Sóc Trăng, làm say lòng du khách khi thưởng thức. Du khách thường tìm đến những quán ăn, nhà hàng phục vụ ẩm thực Khmer, để không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức món ăn, mà còn cảm nhận một phần văn hóa của người dân nơi đây.

Với bề dày văn hóa và những nét đẹp độc đáo, tỉnh Sóc Trăng đã từng bước phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Với tiềm năng đó, hiện nay tỉnh đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để phát triển ngành du lịch. Du lịch văn hóa không chỉ nhằm thu hút khách du lịch, mà còn là cách để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Nhờ vào những nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Sóc Trăng đang có những bước tiến vững chắc, trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2023, tỉnh Sóc Trăng đã đón hàng triệu lượt khách du lịch, trong đó, du khách nước ngoài chiếm một phần không nhỏ. Có thể nói, Ngành “công nghiệp không khói” Sóc Trăng đã góp phần nâng cao đời sống, của người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đa dạng loại hình nghệ thuật, đây cũng là điều mà du khách thích khám phá nét độc đáo mỗi khi đến Sóc Trăng.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đa dạng loại hình nghệ thuật, đây cũng là điều mà du khách thích khám phá nét độc đáo mỗi khi đến Sóc Trăng.

Ông Phạm Văn Đâu - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Tỉnh Sóc Trăng phấn đấu trở thành một trong những Trung tâm du lịch về lễ hội của khu vực ĐBSCL có thương hiệu, sức cạnh tranh cao và có nội dung văn hóa sâu sắc. Lấy loại hình du lịch văn hóa - lễ hội làm cơ sở, nền tảng cho phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ du lịch khác. Tỉnh tập trung khai thác các cơ sở thờ tự, tôn giáo tín ngưỡng 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Đồng thời, phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh để phục vụ du khách tham quan”.

“Hiện, tỉnh đang hoàn thiện hơn, trong việc xây dựng thương hiệu du lịch riêng. Từ đó, khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, không chỉ mang lại bản sắc riêng cho vùng đất này; Đây còn là nền tảng vững chắc, cho sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh nhà. Chính những giá trị văn hóa đặc sắc đó đã góp phần đưa ngành “công nghiệp không khói” Sóc Trăng, thành một trong những động lực phát triển kinh tế quan trọng. Điều đó, sẽ hứa hẹn đưa Sóc Trăng trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tương lai”, ông Đâu chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang để bảo đảm an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dala Travel)
(PLVN) - Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa
(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?
(PLVN) - Lần đầu tiên Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều chương trình hấp dẫn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ban Tổ chức ưu tiên xã hội hoá, hạn chế thấp nhất tới sử dụng ngân sách vào tổ chức lễ hội và đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành.

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao
(PLVN) - Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là thiên đường nghỉ dưỡng.

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.