Nét đẹp “Uống nước nhớ nguồn” từ Lễ rước nước tại Lễ hội Hoa Lư 2023

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Rạng sáng ngày 28/4, Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Lư 2023 tổ chức Lễ Rước nước từ sông Hoàng Long về Đinh Tiên Hoàng Đế cung lễ, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn một nghi thức quan trọng tại Lễ rước nước.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn một nghi thức quan trọng tại Lễ rước nước.

Dự Lễ Rước nước có các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình: Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc; Ban thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo huyện Hoa Lư và hàng nghìn người dân xã Trường Yên.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình tham dự Lễ rước nước.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình tham dự Lễ rước nước.

Nghi Lễ Rước nước được khởi hành từ Đền Vua Đinh Tiên Hoàng đến giữa sông Hoàng Long. Sau khi vua Đinh băng hà, tục lệ Rước nước về tế ở linh từ Hoàng Đế được duy trì. Đây là dấu ấn rõ nét của tập quán cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là biểu tượng tình cảm thiêng liêng "Uống nước nhớ nguồn". Lễ Rước nước Thần Long về làm Lễ Mộc dục (bao sái Thánh tượng), cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt bội thu.

Đội hình rước nước gồm: lân sư dẫn đường; tiếp đến là 2 đội Rồng, 2 hàng cờ, phường bát âm, kiệu bát cống lớn có đặt hương án, bên trong kiệu là một bình sứ lớn, ngoài phủ vải nhiễu điều đỏ do 8 thanh niên trai tráng khênh. Đi sau kiệu là các quan khách và các kiệu bát cống có tán, lọng song hành, do các thiếu nữ khiêng và mang lễ vật hương, hoa, quả phẩm…

Đi bên mỗi kiệu là hai bô lão vận trang phục, mũ, hài theo kiểu quan đại triều và một vị trang phục Hoàng đế đi rước nước. Đi sau cùng là những bô lão, những đội tế nữ quan, trang phục xiêm hoa lộng lẫy và các đoàn thể, đông đảo nhân dân địa phương và du khách trẩy hội.

Đội lân sư dẫn đường đoàn rước nước.

Đội lân sư dẫn đường đoàn rước nước.

Khi đoàn rước ra tới bến sông, trên bờ trống, chiêng gióng lên từng hồi, kỳ lân, sư tử nhảy múa trên bờ sông. Loa truyền thanh đọc lời bình về Lễ rước nước. Dưới thuyền có đoàn thuyền Rồng lượn ba vòng quanh cây nêu, sau tiến sát cây nêu, trống nhạc nổi lên, vị Chánh tế thực hiện nghi thức tế lễ.

Thiếu nữ cầm bình khỏa nước, múc nước trong sạch, chuyển cho cụ cao niên, cụ cao niên chuyển cho lãnh đạo tỉnh đổ vào bình sứ đựng nước. Lấy nước đủ 9 lần. Lấy nước xong tiếp tục làm thủ tục tế lễ xin rước nước về Đền Đinh Tiên Hoàng Đế cung lễ và thuyền Rồng quay mũi vào bờ.

Các vị bô lão người Hoa Lư cho biết: Từ đầu thế kỷ trước cho tới nay mới có lệ các thôn nữ ra sông lấy nước thiêng về tế vua, bởi các thôn nữ ta xưa nay vốn chăm chỉ sớm khuya việc nông trang, đảm đang một nắng hai sương chăm bón gieo trồng.

Khi đoàn rước nước tới Đền Vua Đinh, nước thần được đưa vào trong nội cung và được đặt trang trọng trên án trước tượng Vua để bao sái tượng thờ và lau thần vị. Số nước còn lại để dâng lên bàn thờ Vua và sau ngày hội, nước được vảy tưới cho cây cối trước sân đền thờ vua và để dành một ít đến cuối năm.

Lãnh đạo huyện Hoa Lư tiến hành đổ nước vào bình sứ.

Lãnh đạo huyện Hoa Lư tiến hành đổ nước vào bình sứ.

Tục rước nước trong Lễ hội Hoa Lư đã có từ hơn một nghìn năm nay. Đây là nghi thức đặc biệt ý nghĩa gợi nhớ đến tích Rồng vàng xuất hiện trên sông đưa Bộ Lĩnh qua sông, cứu vua thuở sinh thời thoát lưỡi gươm dọa giết từ người chú là Định Dự. Từ đó, sau khi đăng quang Hoàng đế, nhớ ân nghĩa Rồng vàng, vua Đinh hằng năm xin rước nước từ dòng sông linh thiêng về tế ở Thái miếu, cầu Thần Long phù hộ độ trì quốc thái, dân an, mùa màng bội thu, no ấm.

Truyền thuyết dân gian về rồng vàng, sông Hoàng Long, núi Cắm Gươm chất chứa những hoài niệm và sự lý tưởng hoá của cộng đồng dân tộc về “con rồng cháu tiên”, đặc biệt là về người anh hùng lập quốc, vị Hoàng đế họ Đinh cách nay đã hơn nghìn năm. Huyền tích này sẽ mãi còn mang đậm chất sử thi mà người đời sau vẫn tự hào, yêu thích...

Lễ rước nước hội truyền thống Cố đô Hoa Lư hàng năm biểu hiện một mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cả cộng đồng lớn, bao hàm được những yếu tố: Linh khí núi sông, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nước, dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đại diện đoàn đại biểu lên dâng hương.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đại diện đoàn đại biểu lên dâng hương.

Sau khi thực hiện nghi lễ rước nước, đoàn đại biểu đã về dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ Vua Lê Đại Hành.

Tại đây, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và đại biểu dự lễ kính cẩn tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế - những vị Anh hùng dân tộc đã có công thống nhất đất nước, đặt nền móng cho nền thống nhất quốc gia, tạo nên bước ngoặt trong lịch sử đất nước, hình thành nên một Nhà nước Phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của nước ta.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình cùng đại diện các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị cùng dâng hương.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình cùng đại diện các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị cùng dâng hương.

Các đại biểu cũng bày tỏ quyết tâm tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng của cha ông, đoàn kết, năng động, sáng tạo, chung sức xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

Đọc thêm

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.

Cosmo girl – họ là ai?

Cosmo girl – họ là ai?
(PLVN) - Trong thời đại mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hình ảnh người phụ nữ hiện đại đã trải qua nhiều sự thay đổi. Một trong những biểu tượng rõ ràng và nổi bật nhất là hình ảnh của "Cosmo girl" – một khái niệm bắt nguồn từ tạp chí Cosmopolitan, một trong những tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ trên thế giới. Vậy "Cosmo girl" là ai, và tại sao hình ảnh này lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với hàng triệu phụ nữ?